Diễn đàn Kinh tế tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân cần được trao cơ hội để phát triển
Diễn đàn kinh tế tư nhân hiến kế phát triển ngành du lịch | |
Hiến kế khơi thông dòng vốn trung - dài hạn | |
Nhiều điểm mới tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 |
Phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019. Ảnh: H.Anh |
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội với chủ đề "Phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết 10-NQ/TW của Hội nghị TW 5 khoá XII và Nghị quyết 98-NQ/CP của Chính phủ" do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì và chỉ đạo tổ chức.
Sau 7 phiên Hội thảo chuyên đề diễn ra đồng thời vào sáng 2/5 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019 bước vào phiên toàn thể trong buổi chiều.
Theo Ban Kinh tế Trung ương, sự kiện này được tổ chức nhằm hướng tới 3 mục tiêu lớn: Đánh giá kết quả sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết 10 của Hội nghị Trung ương 5, Nghị quyết 98-NQ/CP của Chính phủ, nhận diện các mặt được để phát huy và các mặt chưa được để khắc phục; quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng và nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo cơ hội cho các doanh nhân tư nhân, cơ quan, tổ chức đối thoại, hiến kế, kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước về các cơ chế, chính sách và giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân.
Đây là phiên đối thoại lớn với sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân; Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển và lãnh đạo các bộ ngành, địa phương.
Phiên đối thoại còn có sự tham gia của đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp là các Hiệp hội, ngành hàng, các doanh nghiệp lớn tiêu biểu như Vietjet Air, VinFast, Tập đoàn TH... cùng 2.500 doanh nghiệp khác.
Phát biểu tại phiên toàn thể, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, năm 2018 là năm thứ 4 liên tiếp cả nước có số doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký đạt kỷ lục.
Trong sự phát triển đó có vai trò quan trọng của các tập đoàn kinh tế nhà nước, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các loại hình hợp tác xã và kinh tế hộ. Đặc biệt, kinh tế tư nhân nổi lên như một trong những động lực quan trọng, dẫn dắt sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Theo đó, khu vực kinh tế tư nhân trong nước đang tạo ra khoảng 42% GDP, 30% NSNN, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã khẳng định giá trị thương hiệu của mình trên thị trường và được người dân trong nước tin tưởng.
“Nhất là, sau khi có Nghị quyết TW 5, Khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân, mặc dù chưa có sự đánh giá tổng kết đầy đủ những kết quả đạt được nhưng 2 năm qua chúng ta đã chứng kiến sự lớn mạnh, tinh thần đổi mới và khát vọng vươn lên của khu vực tư nhân”, Thủ tướng nói.
Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói sự thật”, Thủ tướng cũng nêu một số vấn đề có tính gợi mở cho việc thảo luận tại Diễn đàn.
Đó là làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam đa phần có quy mô còn nhỏ có thể vươn ra cạnh tranh quốc tế, có thương hiệu toàn cầu? Làm sao có được đột phá thực sự ở các điểm nghẽn trong môi trường kinh doanh? Cần những giải pháp đột phá nào, cơ chế hợp tác công - tư thế nào trong những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều tiềm năng như du lịch, dịch vụ, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, mô hình kinh doanh mới, phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp?
Chia sẻ về chủ trương, quan điểm, định hướng lớn về phát triển kinh tế tư nhân, những quyết sách tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân góp phần phát triển kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng tiềm năng thế mạnh lẫn điều kiện của kinh tế tư nhân còn nhiều ràng buộc. Vì vậy, Thủ tướng cho rằng, cần tạo điều kiện không gian, nguồn lực, cơ hội cho khu vực tư nhân phát triển thuận lợi hơn. Theo đó, DN tư nhân cần sự bình đẳng, được bảo vệ, khích lệ và trao cơ hội cho kinh tế tư nhân.
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định, phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh là yêu cầu trong tiến trình xây dựng kinh tế. Đây được xem là phương thức quan trọng để giải phóng sức sản xuất; huy động nguồn lực xã hội. Nghị quyết này là kết tinh tinh hoa, đúc kết kinh nghiệm từ trước và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của thế giới.
Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương đề cập nhiều nội dung cốt lõi. Đầu tiên, đó là thống nhất trong nhận thức thì mới có hành động thống nhất. "Có nhận thức đầy đủ thấu đáo các quan điểm của Đảng thì mới đủ bản lĩnh quyết tâm xóa bỏ mọi rào cản, mọi mặc cảm để phát triển kinh tế tư nhân", ông Bình nói.
Tại diễn đàn, ông Phùng Quốc Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội chia sẻ những vấn đề then chốt để hoàn thiện thể chế các chính sách kinh tế liên quan đến kinh tế tư nhân.
Theo ông, thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã tập trung thể chế hoá về các chính sách kinh tế liên quan đến kinh tế tư nhân. Nhờ cơ chế chính sách tạo ra, kinh tế tư nhân đã có bước phát triển tích cực. Hết năm 2018, Việt Nam có 715.000 doanh nghiệp tư nhân, chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, ông Hiển nhận định vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết. Thứ nhất là việc thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế trong tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Một vấn đề nữa là những chi phí tuân thủ pháp luật thời gian qua chưa được giải quyết tốt. Thời gian làm thủ tục quản lý còn nhiều. Mục tiêu đặt ra đến năm 2020 phải có một triệu doanh nghiệp tư nhân hoạt động nhưng hiện tại mới đạt 715.000 doanh nghiệp, đây là một thách thức.
Theo ông Phùng Quốc Hiển, điều đó đặt ra bài toán cần phải rà soát lại hệ thống pháp luật, nhất là những luật liên quan đến thể chế, luật công chức viên chức, chế độ kinh tế, chính sách kinh tế như Luật Đầu tư, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Đất đai.
Những luật này phải phá vỡ rào cản và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận được với nguồn lực về đất đai, tài chính, yếu tố sản xuất... Ngoài ra, cần cố gắng để giảm những chi phí tuân thủ pháp luật như lệ phí kinh doanh, cùng với đó là những chi phí không chính thức gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
Tin liên quan
Tối đa hóa tiềm năng xuất khẩu công nghệ số
07:31 | 07/10/2024 Kinh tế
Tiềm năng phát triển các dòng xe điện tại Việt Nam
16:02 | 26/09/2024 Xe - Công nghệ
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Trình Quốc hội thí điểm mở rộng loại đất xây nhà ở thương mại
10:44 | 17/10/2024 Kinh tế
Năm thứ 4 liên tiếp thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đạt mốc 100 tỷ USD
09:25 | 17/10/2024 Xuất nhập khẩu
7,4 tỷ USD kiều hối đổ về TPHCM trong 9 tháng
20:11 | 16/10/2024 Kinh tế
Gỡ vướng dự án nhà ở xã hội, tăng nguồn cung nhà giá rẻ
16:46 | 16/10/2024 Kinh tế
Phát triển giá trị bền vững trong ngành thực phẩm
15:55 | 16/10/2024 Kinh tế
Hết tháng 9 xuất nhập khẩu tăng hơn 81 tỷ USD
14:40 | 16/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 36 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa cuối tháng 9/2024
14:24 | 16/10/2024 Xuất nhập khẩu
Australia khởi xướng điều tra chống bán phá giá thanh cốt thép cán nóng
13:28 | 16/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư y tế chất lượng cao
08:15 | 16/10/2024 Kinh tế
Xem xét giảm tối thiểu 1%/năm lãi suất cho vay thực hiện đề án 1 triệu héc ta lúa
20:35 | 15/10/2024 Kinh tế
Áp dụng hiệu quả chính sách mới về bất động sản vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp
20:34 | 15/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
15:25 | 15/10/2024 Kinh tế
Tập trung phát triển bền vững, xanh hóa ngành dệt may
13:15 | 15/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Doanh nghiệp - nhân tố quan trọng giúp cơ quan Hải quan ngày càng phát triển
Cải cách Thuế - Hải quan: Nỗ lực kiến tạo vì sự phát triển của doanh nghiệp
Trình Quốc hội thí điểm mở rộng loại đất xây nhà ở thương mại
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng Khu vực 2 thông báo tìm chủ sở hữu hàng tồn (CV 5015)
Vietcombank sở hữu 4,51% vốn điều lệ của Eximbank
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics