Điều chỉnh quy định về xác định trước mã số hàng hóa, giải phóng hàng
CBCC Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Thanh Hóa) thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khi kiểm tra hàng hóa. |
Có thực trạng doanh nghiệp gửi quá nhiều đơn cùng một lúc
Đây là định hướng đang được Tổng cục Hải quan xây dựng tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP nhằm đảm bảo hiệu quả trong việc xử lý và quản lý, kiểm tra, kiểm soát công tác xác định trước mã số, tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp.
Theo Tổng cục Hải quan, hiện Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Nghị định 59/2018/NĐ-CP chưa quy định rõ về đối tượng, điều kiện và thủ tục hồ sơ xác định trước mã số dẫn đến một số tồn tại.
Có thực trạng một số doanh nghiệp gửi quá nhiều Đơn xác định trước mã số cùng một lúc hoặc liên tục gửi Đơn xác định trước mã số trong một thời gian ngắn. Tình trạng này gây chậm trễ trong việc xử lý các Đơn xác định trước mã số của các doanh nghiệp khác, tạo môi trường cạnh tranh không công bằng giữa các doanh nghiệp với nhau.
Trong khi thực tế tại nhiều nước có quy định chặt chẽ về thủ tục xác định trước mã số để hạn chế tình trạng doanh nghiệp gửi quá nhiều đề nghị xác định trước mã số, gây áp lực lên cơ quan Hải quan ví dụ như: thu phí dịch vụ xác định trước mã số, phí phân tích, giám định (tại các nước như Mỹ, Úc, New Zealand...); giới hạn số lượng mẫu đăng ký của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian (Indonesia).
Bên cạnh đó, hiện nay cũng tồn tại thực trạng doanh nghiệp nộp Đơn xác định trước mã số trước khi nhập khẩu (thời hạn ít nhất 60 ngày trước khi nhập khẩu), trong thời gian đợi kết quả xác định trước mã số, doanh nghiệp lại làm thủ tục nhập khẩu và gửi mẫu phân tích phân loại; hoặc doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa và có vướng mắc về mã HS với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu thì doanh nghiệp lại làm Đơn xác định trước mã số.
Chính vì vậy, để nhằm đảm bảo hiệu quả trong việc xử lý và quản lý, kiểm tra, kiểm soát công tác xác định trước mã số, tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan đề xuất bổ sung điểm c Khoản 1 Điều 24 dự thảo Nghị định theo hướng: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần xác định trước mã số là hàng hóa mà người khai hải quan lần đầu thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, chưa được định danh trong danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc chưa có trong cơ sở dữ liệu về danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong giải phóng hàng
Cũng tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP, vấn đề giải phóng hàng hóa, thông quan hàng hóa cũng được nghiên cứu sửa đổi.
Bởi, quy định hiện hành cho phép lô hàng đã được lấy mẫu phân tích phân loại thì được giải phóng hàng. Tuy nhiên, đối với lô hàng giống hệt với lô hàng trước đó đã được lấy mẫu của cùng người khai hải quan thì bắt buộc phải lấy mẫu mới được giải phóng hàng. Quy định này gây khó khăn cho doanh nghiệp vì thời gian chờ kết quả phân tích, phân loại thường kéo dài, gây phát sinh nhiều chi phí và thủ tục cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy, để giải quyết vướng mắc trên, ban soạn thảo abổ sung quy định giải thích tại Điều 32 dự thảo Nghị định theo hướng: Trường hợp hàng hóa giống hệt với hàng hóa trước đó đã được lấy mẫu, đang chờ kết quả phân tích phân loại, kiểm định hoặc giám định của cùng người khai hải quan, đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan thì không cần lấy mẫu.
Cụ thể, khoản 1 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Giải phóng hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Hải quan. Các trường hợp được giải phóng hàng bao gồm:
a) Phải thực hiện việc phân tích, phân loại hoặc giám định để xác định mã số hàng hóa, số lượng, trọng lượng, khối lượng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan.
Trường hợp hàng hóa có cùng tên hàng, thành phần, cấu tạo, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, quy cách đóng gói, cùng nhà sản xuất với hàng hóa trước đó đã được lấy mẫu, đang chờ kết quả phân tích phân loại, kiểm định hoặc giám định của cùng người khai hải quan, đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan thì không cần lấy mẫu.
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai và người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở giá do người khai hải quan tạm tính;
c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định này và người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan;
d) Người khai hải quan chưa có đủ thông tin, tài liệu để xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì được giải phóng hàng hóa nếu được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định.”
Tin liên quan
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững
14:56 | 09/10/2024 Kinh tế
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
19:46 | 07/10/2024 Hải quan
Miễn kiểm tra an toàn thực phẩm, chất lượng với hàng nhập khẩu khắc phục thiên tai
17:00 | 03/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tiếp tục tạm ngừng chuyển khẩu, tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Hoa Kỳ
08:18 | 10/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Rào cản thể chế sẽ tác động bất lợi đến sản xuất kinh doanh
17:00 | 09/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Danh mục phế liệu bị tạm ngừng tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo thông tư mới
15:46 | 09/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
5 nhóm tiêu chí để lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công
07:39 | 09/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thủ tục hoàn thuế nhập khẩu: Yêu cầu kê khai chi tiết nguyên liệu sản xuất xuất khẩu
14:54 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh
14:52 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bất cập trong xác định hàng hoá là chất thải, phế liệu
14:00 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng xử lý đối với doanh nghiệp chế xuất “quên” mở tờ khai nhập khẩu đối ứng
09:04 | 07/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi Biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022-2027
14:35 | 06/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Kiểm tra, rà soát phân loại mặt hàng đồng xuất khẩu
16:31 | 04/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
4 loại ô tô công trong danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia
15:20 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng ECU của xe máy phù hợp phân loại vào nhóm 8537
10:34 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hàng nhập khẩu không đáp ứng điều kiện bị tịch thu có được hoàn thuế?
14:15 | 01/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Kiên Giang có tân nữ Phó Cục trưởng
Công an TPHCM điều tra vụ tàng trữ thuốc lá lậu quy mô lớn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 82 phát hành ngày 11/10/2024
Việt Nam – Australia chia sẻ kinh nghiệm xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon
Sửa đổi các vấn đề cần thiết, cấp bách trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics