Doanh nghiệp mong muốn cải cách thủ tục hành chính bao trùm hơn, mở rộng hơn
Công chức Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh giới thiệu cho công dân về danh mục cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Ảnh: S.T. |
Nỗ lực đang lan tỏa
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện cả nước có khoảng 720.000 DN đang hoạt động, đóng góp gần 50% GDP, 33% thu ngân sách nhà nước, 40% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội và đóng góp quan trọng trong tạo việc làm và nâng cao chất lượng sống của người dân. Riêng trong năm 2018, số lượng DN thành lập mới và số vốn đăng ký đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay; tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một DN đạt 11,3 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2017. Đây cũng là năm thứ tư liên tiếp tăng cao cả về số lượng và số vốn đăng ký DN. Điều này đã phần nào cho thấy niềm tin ngày càng lớn của xã hội, doanh nhân và DN vào môi trường đầu tư kinh doanh.
Trong 5 năm qua, hàng năm, Chính phủ đều ban hành một Nghị quyết 19 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đánh giá, Nghị quyết 19 được ban hành hàng năm bắt đầu từ năm 2014 và có tính kế thừa, điều chỉnh bổ sung để phù hợp với cơ chế, chính sách và gắn trách nhiệm của các bộ, ngành với các chỉ tiêu cụ thể.
Qua 5 năm thực hiện, sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương rất tích cực và có sự lan tỏa, mở rộng. Môi trường kinh doanh đã được cải thiện về điểm số và thứ hạng, so với năm 2015 tăng 21 bậc. Có 6 chỉ số tăng hạng, gồm: Tiếp cận điện năng tăng 108 bậc, lên thứ 37; Nộp thuế và bảo hiểm tăng 42 bậc; Bảo vệ nhà đầu tư tăng 28 bậc; Khởi sự kinh doanh tăng 21 bậc; Tiếp cận tín dụng tăng 4 bậc; Cấp phép xây dựng tăng 1 bậc. Bên cạnh đó, chỉ số Đổi mới sáng tạo của Việt Nam cũng tăng 26 bậc với 6/7 chỉ số tăng hạng.
Vào cuối năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định Nghị quyết 19 sẽ được thay “áo mới” bằng Nghị quyết 02, ban hành ngay sau Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước của Chính phủ; điều này nhằm thể hiện rõ tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng “bứt phá đầu tiên là thể chế”.
Do đó, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 (ban hành ngày 1/1/2019) đã đưa ra 71 mục tiêu cụ thể và được gắn với trách nhiệm của người đứng đầu của các bộ, ngành, địa phương.
Chia sẻ thêm về độ lan tỏa của những nỗ lực trên đến DN, ông Lương Thanh Tịnh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bạn đồng hành (Travelmate) cho hay, DN đánh giá cao những thay đổi tích cực của các sở, ban ngành TPHCM trong việc thực hiện chính quyền điện tử, cơ chế một cửa, trong đó, DN ghi nhận sự cải thiện đáng kể về thời gian, thủ tục giấy tờ trong việc xin cấp phép, khai báo thuế.
Đồng quan điểm, ông Bùi Mạnh Cường, Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Am cho hay, Hà Nội đã áp dụng những công nghệ vào giải quyết thủ tục hành chính. Đây là xu thế chung giúp đơn giản hóa thủ tục, tạo hiệu quả, tránh gây phiền hà cho người dân, DN. Tiêu biểu như việc đăng ký DN trực tuyến, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí cho DN, người dân. Vị này còn cho biết, nhiều DN mới thành lập từng chia sẻ, từ khi có ý tưởng khởi nghiệp phải lo rất nhiều thứ về vốn, mặt bằng, nhân lực… nhưng đến khâu đăng ký thành lập thì thủ tục rất nhanh gọn. Thời gian được rút ngắn theo đúng quy định, nếu có khúc mắc gì chuyên viên đăng ký kinh doanh tư vấn nhiệt tình, thân thiện.
Đặc biệt, theo báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2018 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, môi trường kinh doanh có nhiều chỉ số tích cực như: Chi phí không chính thức giảm, môi trường kinh doanh bình đẳng và cải cách hành chính tiếp tục có bước tiến. Trong đó, cải cách hành chính ghi nhận những cải thiện kể từ năm 2015.
Cụ thể, năm 2018, 74,7% DN nhận thấy “cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả” (tăng so với mức 67,4% năm 2015); 74,1% đánh giá “thủ tục giấy tờ đơn giản” (năm 2015 là 51,2%); 68,9% DN ghi nhận thời gian thực hiện thủ tục hành chính được rút ngắn hơn so với quy định (năm 2017 là 67%).
Cần cách nhìn mới
Mặc dù đã có được những kết quả nhất định, song báo cáo của CIEM cho thấy, qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 19, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như: Việc cải cách điều kiện kinh doanh chủ yếu được tập trung vào các vấn đề được DN phản ánh thường xuyên, liên tục, còn các chỉ tiêu gián tiếp chưa chú trọng cải thiện. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các bộ, ngành chưa chặt chẽ và chưa chủ động. Một số cải cách còn hình thức, chưa thực chất, thái độ của cán bộ, công chức thực thi vẫn còn nhiều vấn đề...
Vì thế, so sánh về môi trường kinh doanh của Việt Nam và ASEAN cho thấy, thứ hạng các Chỉ số Môi trường kinh doanh của Việt Nam còn thấp. Việt Nam hiện đứng thứ 69 thế giới và đứng thứ 5 trong ASEAN, cách xa so với Singapore (đứng thứ 2), Malaysia (thứ 15) và Thái Lan (thứ 27).
Nhận định về một trong những khó khăn của DN, báo cáo Kinh tế tư nhân – Năng suất và thịnh vượng của Công ty Tư vấn về Quản lý Kinh tế Economica Việt Nam cho biết, các quy định quá mức chặt chẽ, không hợp lý, quá trình thực thi không hiệu quả, chi phí tuân thủ cao là những lý do chính giải thích cho tình trạng khu vực kinh tế tư nhân còn hoạt động phi chính thức và bán chính thức ở mức cao, khiến hộ kinh doanh ngại chuyển đổi lên DN.
Theo một nghiên cứu của Economica Việt Nam, một hộ kinh doanh có 10 lao động sau khi chuyển đổi thành DN sẽ ngay lập tức phải gánh chịu một mức tăng về chi phí tuân thủ quy định là 181,2 triệu đồng mỗi năm ngay sau khi chuyển đổi.
Vì thế, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã chia sẻ một thực tế là các DN nhỏ và vừa nước ta đang có quy mô nhỏ đi, như TS. Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam gọi đó là “li ti hóa”, trong khi yêu cầu phải phát triển. Bà Lan cũng cho biết, số DN tăng lên nhưng quy mô nhỏ đi cả về lao động lẫn vốn, đã nhỏ còn yếu, trong khi điều kiện càng lúc càng khắc nghiệt hơn.
Nói cụ thể hơn về khó khăn của DN, ông Lương Thanh Tịnh cho hay, DN thời gian qua vẫn gặp phải một số khó khăn, phiền hà. Ví dụ như mới đây, phía cơ quan quản lý yêu cầu các DN lữ hành phải bổ sung giấy phép điều hành, nhân viên phải có chứng chỉ chuyên môn về du lịch, hướng dẫn viên. Điều này khá bất ngờ khi DN đã hoạt động được cả chục năm, nhưng lại yêu cầu bổ sung các giấy phép, chứng chỉ chỉ trong 3-5 ngày, khiến DN “trở tay không kịp”.
Ngoài ra, có một dạo, các cơ quan quản lý còn yêu cầu hướng dẫn viên của các DN lữ hành phải gia nhập hiệp hội hướng dẫn viên, phải có chứng nhận là đã đóng phí hội viên. Điều này khiến các DN rất bức xúc nên đã phản ánh lại và đã được bãi bỏ.
Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ đã đặt mục tiêu cải thiện về Chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật. Việc đưa chỉ số này vào được các chuyên gia đánh giá là sẽ theo được thông lệ quốc tệ và sẽ bao hàm được nhiều vấn đề, nhưng trọng tâm vẫn là thủ tục hành chính.
Hơn nữa, cách làm này sẽ lượng hóa được kết quả cũng như chất lượng mà các bộ ngành đã thực hiện cho DN. Đơn cử như việc đơn giản, cắt giảm danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh. Báo cáo của Tổ công tác của Thủ tướng, đến tháng 12/2018, có 8/10 bộ báo cáo đánh giá tác động kinh tế của công tác cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành mang lại, theo đó, tiết kiệm cho DN và xã hội khoảng 11.642.068 ngày công/năm, tương đương 5.407 tỷ đồng/năm.
Cùng với đó, đã có 7/16 bộ báo cáo đánh giá tác động kinh tế của việc đơn giản, cắt giảm điều kiện kinh doanh mang lại, ước tính tiết kiệm cho DN và người dân khoảng 5.847.925 ngày công/năm, tương đương 872,2 tỷ đồng/năm.
Hơn nữa, theo tính toán của Tổng cục Hải quan, công tác cải cách thủ tục hành chính của ngành Hải quan đã góp phần quan trọng để tạo thuận lợi và giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho DN, dự kiến tiết kiệm được khoảng 15 tỷ đồng/năm.
Những kết quả trên cho thấy, việc thay đổi cách nhìn, áp dụng một cách quyết liệt tới tất cả các bộ, ngành thì kết quả đạt được chính là sự đi lên của cộng đồng DN. Do vậy, các chuyên gia và DN đều cho rằng, việc cải cách thủ tục hành chính phải toàn diện hơn nữa, phải làm thật sự với tinh thần tất cả vì DN. Đặc biệt, các DN đều mong muốn việc cải cách các thủ tục hành chính phải bao trùm hơn, mở rộng nhiều nội dung, để tránh “cắt cái này lại mọc cái kia”, bởi người chịu thiệt sẽ luôn là DN.
Ông Fushihara Hirota, chuyên gia pháp lý Công ty Uryu & Itoga Việt Nam: Thủ tục vẫn còn phức tạp Nói chung, về thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư kinh doanh của DN nước ngoài tại Việt Nam dù đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn nhiều phức tạp, rườm rà. Ví dụ như một số thủ tục của Luật Đầu tư, các giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh tuy đơn giản hóa hơn so với trước đây, nhưng DN lại gặp khó với sự chủ quan của quan chức thụ lý giấy tờ, do các cán bộ, công chức thường chưa hiểu rõ về pháp luật, hoặc mỗi người có cách hiểu riêng của mình khiến nhà đầu tư mất rất nhiều thời gian. Thậm chí, tại Việt Nam thường có tình trạng luật đã có nhưng nghị định, thông tư chưa có, khiến các cán bộ hành chính e dè trong thực hiện, DN không hưởng lợi gì từ những điểm mới của luật ban hành. Tại Nhật Bản, những lĩnh vực kinh doanh liên quan đến an ninh, an toàn, tài chính, viễn thông, xăng dầu… đều có điều kiện kinh doanh. Nhưng số lượng không nhiều như ở Việt Nam. Vì thế, các cơ quan quản lý Việt Nam phải cố gắng cắt giảm hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho DN trong các thủ tục, điều kiện kinh doanh. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sài Gòn triển vọng (Savista): Quan tâm nhiều hơn việc thực thi ở cơ sở Đến giờ vấn đề cải cách thủ tục hành chính đã được cải thiện nhiều, đã thông thoáng hơn và có nhiều điểm mới rất tích cực. Tiêu biểu như vấn đề về đăng ký thành lập DN, bỏ nhiều loại giấy phép con, cải cách thuế, hải quan… giúp DN giảm rất nhiều thời gian, chi phí. Tuy vậy, một số lĩnh vực đặc thù vẫn còn khó khăn. Ngoài ra, một số lĩnh vực vẫn có sự quản lý hơi chặt chẽ của các bộ, ngành; các quy định vẫn còn nhiều dù đã bỏ nhiều giấy phép. Điều này cho thấy, cách làm việc của các bộ, ngành là vẫn muốn “quản”, khiến DN phải qua nhiều cửa, nhiều thủ tục. Nên có thể nói, chính sách là một chuyện, việc thực thi ở cơ sở mới là vấn đề cần quan tâm nhiều hơn. Minh Chi (ghi) |
Tin liên quan
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
09:46 | 13/09/2024 Tài chính
Thiết lập các kênh thông tin trao đổi giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp
16:10 | 12/09/2024 Hải quan
Hải quan TPHCM mong doanh nghiệp đồng hành thực hiện phương châm “5 cùng”
16:03 | 12/09/2024 Hải quan
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
10:27 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
07:49 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club chính thức được vận hành theo chuẩn quốc tế
07:46 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
20:37 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
16:29 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
16:19 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
11:41 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
20:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
19:58 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
19:57 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel thần tốc phủ sóng di động ngay trong đêm phục vụ cứu hộ cứu nạn tại Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai)
16:01 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thiệt hại cả trăm tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo vi phạm hợp đồng
13:46 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics