Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong được ưu tiên hỗ trợ phục hồi
Xin ông cho biết các doanh nghiệp mong muốn gì ở chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội?
Khối lượng, quy mô và nguồn lực của Chương trình phục hồi kinh tế như hiện nay thì các doanh nghiệp đều đồng tình ủng hộ, bởi đã được các cơ quan liên quan bàn bạc rất kỹ lưỡng. Do đó, cách thức thực hiện mới là vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm. Hiện tổng thể gói hỗ trợ kinh tế này có hai cấu phần được doanh nghiệp quan tâm nhất là: đầu tư công và hỗ trợ lãi suất về tín dụng.
Gói hỗ trợ đầu tư công có giá trị khoảng 114.000 tỷ đồng được giải ngân. Điều này sẽ đặt trọng trách lớn lên vai của những bộ, ngành, địa phương, các chủ đầu tư, ban quản lý, nhà thầu, doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong việc giải ngân vốn đầu tư công do khối lượng nguồn vốn cần giải ngân gia tăng và số lượng công trình cũng gia tăng. Nhưng đầu tư công được giải ngân nhanh và khối lượng lớn mới có thể kích thích đà tăng trưởng và phục hồi của các doanh nghiệp nói riêng, nền kinh tế nói chung. Do đó, theo tôi, việc thực hiện gói hỗ trợ này phải lựa chọn những doanh nghiệp tạo được tính lan tỏa, đó có thể là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp, cơ sở hạ tầng cho du lịch… Nhờ đó thì gói hỗ trợ mới lan tỏa được đến các doanh nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vệ tinh, tạo hiệu ứng thành chuỗi sản xuất cho tổng thể nền kinh tế.
Còn đối với gói chính sách hỗ trợ lãi suất, Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra dự thảo các đối tượng nào được tiếp cận và trao quyền cho ngân hàng thương mại thực hiện. Tôi đồng tình với phương án này. Nhưng các doanh nghiệp đều kỳ vọng hệ thống ngân hàng thương mại nên cân nhắc hạ điểm chuẩn tín dụng, bởi những quy định hiện hành không còn phù hợp trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang chịu thua lỗ, hoặc lợi nhuận thấp vì dịch Covid-19 trong 2 năm qua.
Theo tôi, các ngân hàng thương mại nên chú trọng đến phương án kinh doanh của doanh nghiệp hoặc sử dụng hình thức vay vốn tín chấp. Nếu ngân hàng tự tin vào khả năng thẩm định dự án, doanh nghiệp tự tin vào khả năng kinh doanh cùng sự hỗ trợ của các chương trình phục hồi kinh tế thì các doanh nghiệp vay vốn hoàn toàn trả được lãi cho ngân hàng. Nhưng Ngân hàng Nhà nước cũng cần có thêm giải pháp khuyến khích, tạo điều kiện để ngân hàng thương mại mạnh dạn triển khai gói hỗ trợ lãi suất này.
Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam đã trải qua hơn 2 năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, khó khăn chồng chất khó khăn. Gần đây, cuộc khủng hoảng chính trị - quân sự giữa Nga – Ukraine cùng các lệnh trừng phạt với Nga đã khiến kinh tế toàn cầu chịu tác động, đã và đang trở thành “cú đấm bồi” đến đà hồi phục của các doanh nghiệp. Bởi hiện nay, giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, xăng dầu đều đang tăng mạnh, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất lưu thông hàng hoá. Cơ cấu tỷ trọng thương mại hàng hoá của Việt Nam là nhập khẩu đến 62% thì giá hàng hoá tăng đang khiến doanh nghiệp lao đao, làm giảm sức cạnh tranh. Kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế được đưa ra từ đầu năm 2022 chưa lường trước được những vấn đề này, nên việc thực hiện dự kiến trong tháng 4 phải có những tính toán thêm.
Để thực sự hiệu quả đến doanh nghiệp, theo ông, việc thực hiện chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế cần lưu ý điều gì?
Theo tôi, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang chịu thiệt hại nặng nề nhất, nên cần có chính sách hỗ trợ khối doanh nghiệp này. Chẳng hạn, các dự án đầu tư công có giá trị từ 5 tỷ đồng trở xuống nên ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nếu không có doanh nghiệp nào đủ điều kiện đáp ứng thì ưu tiên sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất.
Nhưng quan trọng hơn cả, việc thực hiện các chương trình hỗ trợ phải ngăn chặn được tình trạng “lại quả” khi phân bổ vốn, nếu như “lại quả” 10% hay 15% cho mỗi công trình thì sẽ làm đảo ngược hết mục tiêu của Chương trình phục hồi kinh tế. Giải ngân vốn đầu tư công phải qua đấu thầu công khai, minh bạch để các doanh nghiệp đủ điều kiện ở mọi thành phần kinh tế đều có thể tiếp cận.
Để tăng hiệu quả và trách nhiệm khi thực hiện chương trình hỗ trợ kinh tế, các cơ quan quản lý cần làm gì, thưa ông?
Không chỉ ở chương trình phục hồi kinh tế lần này, mà ở tất cả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, tinh thần trách nhiêm, khẩn trương phải được triển khai từ tất cả các cấp, các ngành chứ không thể chỉ có cơ quan Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tinh thần này phải được lan tỏa rộng đến từng người trực tiếp thực thi. Tinh thần khẩn trương phải thể hiện quyết liệt bằng hành động. Điều đáng mừng là mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Công điện gửi các bộ, ngành, địa phương để đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ các nhiệm vụ, mục tiêu và khung thời gian thực hiện, với yêu cầu xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại cuối năm đối với tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu.
Có thể nói, sự chậm trễ sẽ tạo ra rất nhiều lãng phí, không chỉ lãng phí về nguồn lực mà quan trọng hơn còn làm giảm niềm tin của doanh nghiệp. Với bối cảnh hiện nay, nếu các cơ quan quản lý không kịp thời thì sẽ có không ít doanh nghiệp không kịp chờ đợi để nhận được những kết quả hỗ trợ.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Bối cảnh càng nhiều thay đổi, văn hoá doanh nghiệp càng phải vững vàng
23:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được sắp xếp hoàn thuế trước
19:59 | 27/09/2024 Tài chính
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
16:22 | 29/09/2024 Kinh tế
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
16:10 | 29/09/2024 Kinh tế
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
14:37 | 29/09/2024 Kinh tế
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo
12:28 | 28/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
16:02 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero
14:51 | 27/09/2024 Kinh tế
Điểm nghẽn lớn nhất của TPHCM hiện nay là hạ tầng
14:00 | 27/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9
13:41 | 27/09/2024 Infographics
TP Hồ Chí Minh hướng đến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao
13:19 | 27/09/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng
09:41 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu năm 2024 nhắm mốc 400 tỷ USD
08:00 | 27/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
07:25 | 27/09/2024 Kinh tế
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
19:45 | 26/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics