Doanh nghiệp thủy sản lo đổ vỡ toàn chuỗi sản xuất, xuất khẩu
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú. Ảnh: Q.Hiếu |
Nguy cơ lớn
Theo kết quả khảo sát của VASEP, 100% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng, “3 tại chỗ” chỉ là phương án cầm cự, tạm thời để doanh nghiệp duy trì sản xuất và nếu Chính phủ, các địa phương không có các biện pháp khôi phục khẩn cấp thì nguy cơ đổ vỡ toàn chuỗi sản xuất từ nuôi trồng - khai thác - chế biến - kinh doanh - xuất nhập khẩu đang hiển hiện trước mắt.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp chế biến tôm tại Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu -ba địa phương dẫn đầu về sản lượng và sản xuất tôm của cả nước, hiện nay, diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp và các tỉnh đều thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nên không chỉ việc lưu thông hàng hóa, mua bán con giống, thu hoạch tôm gặp khó khăn mà các nhà máy cũng đã phải giảm công suất chế biến 60-70%, thiếu hụt công nhân, chi phí tăng cao.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiện nay, ngành tôm Việt Nam đã trễ nhịp so với cơ hội thị trường nhưng nếu các địa phương mau chóng có giải pháp kiểm soát dịch bệnh sớm để phục hồi sản xuất thì vẫn còn cơ hội, giá tôm tăng trở lại, nhưng nếu muộn hơn thì coi như cơ hội năm nay trôi qua.
Còn với các doanh nghiệp chế biến cá tra tại ĐBSCL, từ cuối tháng 7/2021, dịch bệnh lan từ TPHCM xuống các tỉnh miền Tây, các doanh nghiệp ngành này hứng chịu đầu tiên, có tới 50% doanh nghiệp tại một số địa phương vùng trọng điểm phải đóng cửa, cá tra nuôi tại ao của công ty vượt kích cỡ do các nhà máy ngừng hoạt động hoặc giảm tối đa công suất.
Một số doanh nghiệp nuôi cá tra thời gian nuôi bị kéo dài, mật độ lớn khiến cá chết hàng chục tấn mỗi ngày. Hiện nay, ước tính, công suất hoạt động của toàn ngành cá tra chỉ từ 10 - 20%.
Nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra tại Bến Tre đã ngừng chế biến cá tra từ đầu tháng 8/2021 do việc đi lại, vận chuyển, nuôi trồng gặp khó khăn, công nhân lo ngại bị nhiễm bệnh nên cũng xin nghỉ. Một số doanh nghiệp khác tại ĐBSCL ngưng hoạt động thì chuyển hàng từ kho trữ để trả dần đơn hàng cho khách. Cho tới nay, hầu hết các doanh nghiệp chế biến đều đã cạn cả nguyên liệu và thành phẩm trong kho nên đã dừng hoàn toàn.
Tại Hậu Giang, đa số nhà máy thủy sản đã đóng cửa nếu không đáp ứng được “3 tại chỗ”, thiếu công nhân, việc đi lại gặp nhiều khó khăn, hơn thế nhiều nhà máy chế biến nằm trong “vùng đỏ” nên toàn bộ lao động từ “vùng xanh” không tới làm việc được tại nhà máy. Một số nhà máy thời gian đầu cố gắng thực hiện “3 tại chỗ” để duy trì công ăn việc làm cho người lao động, trả hợp đồng các đơn hàng đã ký tuy nhiên cũng buộc phải ngưng hoạt động sau 1 tháng do phát sinh chi phí quá lớn như: tiền thuê khách sạn, nhà ở, lương, tiền ăn, chăm sóc y tế, thuê cán bộ y tế xét nghiệm...
Kỳ vọng xuất khẩu tôm
Từ tháng 9 trở đi là thời điểm các nhà máy bước vào cao điểm thu mua nguyên liệu, chế biến và xuất khẩu nhưng với tình hình hiện tại thì chắc chắn nguồn cung tôm sẽ bị đảo lộn, thiếu hụt cho tới cuối năm, thậm chí kéo dài sang năm 2022.
Theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO, tính đến hết tháng 7, Sóc Trăng đang dẫn đầu cả nước về xuất khẩu thủy sản với 570 triệu USD, chiếm 11,3% tổng kim ngạch. Trong đó, xuất khẩu tôm chiếm 94% với 535 triệu USD, còn lại là các sản phẩm chả cá, surimi, mực, bạch tuộc và nhuyễn thể khác.
Sóc Trăng cũng dẫn đầu cả nước về xuất khẩu tôm, chiếm gần 1/4 xuất khẩu tôm của cả nước, trong đó 95% giá trị xuất khẩu tôm của tỉnh là từ tôm chân trắng, tôm sú chỉ chiếm khoảng 4%. Hiện nay Sóc Trăng có khoảng 20 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, trong đó top 5 doanh nghiệp lớn nhất đều chuyên chế biến, xuất khẩu tôm, chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh.
Đứng sát sau Sóc Trăng về doanh số xuất khẩu thủy sản trong hơn 7 tháng qua của tỉnh Cà Mau với 543 triệu USD, chiếm 10,7%. Cùng với Sóc Trăng, Cà Mau cũng có thế mạnh về nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm. Theo đó, xuất khẩu tôm trong 7 tháng năm nay chiếm 91% giá trị xuất khẩu thủy sản của tỉnh.
Cà Mau có khoảng 60 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, trong đó top 5 gồm Minh Phú, Cases, Minh Quý, CAMIMEX và SEAPRIMEXCO chiếm 69% xuất khẩu thủy sản của tỉnh.
Với 269 triệu USD xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm, Bạc Liêu đứng thứ 7 về doanh số thủy sản, nhưng về xuất khẩu tôm, Bạc Liêu có kinh ngạch lớn thứ 3. Với giá trị 255 triệu USD, tôm cũng chiếm gần 95% xuất khẩu thủy sản của tỉnh này trong đó tôm chân trắng chiếm 76%, tôm sú chiếm 22%. Bạc Liêu có khoảng 30 công ty xuất khẩu thủy sản. Những tên tuổi hàng đầu là Ngọc Trinh, Ngọc Trí, South Vina Shrimp, Seaprodex Minh Hải, Trang Khanh đều là những doanh nghiệp tôm lớn, chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh.
Bà Lê Hằng cho rằng, 3 tỉnh trọng điểm về nuôi, chế biến và xuất khẩu tôm Sóc Trăng, Cà Mau và Bạc Liêu chiếm 61% xuất khẩu tôm của cả nước. Diễn biến và kết quả xuất khẩu tôm của Việt Nam đang và sẽ phụ thuộc và tình hình sản xuất và xuất khẩu của 3 tỉnh này.
Với những quyết sách và giải pháp phòng chống dịch linh hoạt của địa phương, đặc biệt là Sóc Trăng, dự kiến sản xuất và xuất khẩu của Sóc Trăng và 2 tỉnh này sẽ sớm hồi phục trong những tháng cuối năm và sẽ là động lực khôi phục xuất khẩu thủy sản của cả nước trong thời gian tới.
Tin liên quan
Hải quan Thái Bình hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3
09:03 | 18/09/2024 Hải quan
Một số doanh nghiệp được bỏ thuế chống bán phá giá cá tra vào Hoa Kỳ
09:16 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TPHCM: Tuyển dụng nhiều lao động những tháng cuối năm
20:24 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
20:25 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giúp nông dân nâng cao vai trò trong hành trình đưa hạt cà phê Việt Nam ra thế giới
16:28 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM
15:37 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, sau bão lũ vui đón trung thu
14:30 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Một chạm để thanh toán với thẻ MSB trên Apple Pay
14:02 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
FPT Long Châu chuyển nhanh 10 tấn thuốc hỗ trợ người dân vùng bão lũ
14:02 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thị trường minh bạch giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn
08:06 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK: 30 năm giữ tâm sáng, vững chãi vươn tầm
22:00 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão lũ
20:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sữa đậu nành Soya Canxi kết nối các thế hệ cùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện
19:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBANK lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững
19:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung Việt Nam ủng hộ 10 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ
14:52 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thêm 4 khách hàng trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh
11:00 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform