Đòn giáng vào sự phục hồi kinh tế Trung Quốc
Trung Quốc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để hỗ trợ phục hồi kinh tế Kinh tế Trung Quốc ghi nhận những số liệu đáng lo ngại Tình trạng giảm phát của kinh tế Trung Quốc liệu có đáng lo ngại? |
CPI tháng 10 của Trung Quốc giảm 0,2% so với năm ngoái |
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 8/11 công bố dữ liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 10 đã giảm 0,2% so với tháng 10 năm ngoái. Chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm trong tháng thứ 13 liên tiếp, với mức giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức giảm dự báo 2,7% của các nhà kinh tế. NBS cho biết giá gia súc và thịt nhìn chung đã giảm 17,9%, do giá thịt lợn giảm 30,1%. Giá phi thực phẩm tăng 0,7%.
Trong những tháng gần đây, nền kinh tế Trung Quốc đã có những dấu hiệu phục hồi khác nhau, khiến các nhà kinh tế tranh luận liệu kinh tế Trung Quốc có đạt được mục tiêu tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chính thức mà chính phủ đề ra trong năm nay là 5% hay không - mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Giá cả đã rơi vào vùng âm trong tháng 7 trước khi tăng trưởng trở lại trong những tháng tiếp theo.
Các nhà phân tích cho rằng niềm tin của người tiêu dùng thấp là nguyên nhân dẫn đến số liệu lạm phát yếu. Giá thịt lợn giảm càng làm trầm trọng thêm xu hướng này trong tháng 10. Giá lợn sống tương lai được giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc đã giảm khoảng 15% trong tháng này. Giá thịt ở Trung Quốc, nước sản xuất và tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới, tuân theo chu kỳ bùng nổ và suy thoái, với tình trạng nguồn cung dư thừa dẫn đến giá giảm mạnh và khiến CPI biến động.
Trong một lưu ý phân tích, Goldman Sachs cho rằng chỉ số CPI chung của Trung Quốc sẽ tăng dần trong những tháng tới, mặc dù “giảm phát giá thịt lợn dai dẳng có thể sẽ làm chậm tốc độ này”. Trong khi đó nhà kinh tế Rob Carnell thuộc tập đoàn ING cho rằng Trung Quốc đang phải chịu tình trạng giảm phát, không chỉ sụt giảm về giá tiêu dùng mà còn về giá “tài sản thực, tài chính và tiền lương”. Ông nhận định: “Những gì Trung Quốc hiện có là tỷ lệ lạm phát cơ bản thấp, phản ánh thực tế rằng nhu cầu trong nước khá yếu. Những gì chúng ta đang chứng kiến ngày nay chủ yếu là do nguồn cung dư thừa chứ không phải do nhu cầu sụt giảm”.
Các chỉ số khác gần đây đã cho thấy một bức tranh hỗn hợp về sự phục hồi kinh tế Trung Quốc. Trong tháng 10, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 6,4% tính theo đồng USD so với cùng kỳ năm trước, tháng giảm thứ sáu liên tiếp, trong khi hoạt động sản xuất cũng giảm. Một dấu hiệu tích cực từ dữ liệu thương mại là nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 10 đã tăng 3% so với tháng 10/2022.
Các nhà kinh tế cho rằng Chính phủ Trung Quốc cần phải làm nhiều hơn nữa để kích thích tiêu dùng trong nước và thúc đẩy nhu cầu đang suy giảm trong nền kinh tế.
Trong khi đó, các nhà phân tích cảnh báo mặc dù nền kinh tế Trung Quốc năm 2023 được hưởng lợi từ hiệu ứng cơ bản thấp so với một năm trước đó, nhưng năm 2024 có thể chứng tỏ nhiều thách thức hơn đối với tăng trưởng GDP trừ khi quá trình phục hồi đạt được lực đẩy lớn hơn.
Tin liên quan
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Kinh tế
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
09:00 | 05/10/2024 Kinh tế
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
08:57 | 05/10/2024 Nhìn ra thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
14:01 | 03/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
08:01 | 30/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Nợ thuế gần 4,8 tỷ đồng, Công ty CP XNK và dịch vụ tổng hợp Nghệ An bị cưỡng chế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
Tập trung xử lý các khoản nợ thuế trong những tháng cuối năm
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics