Tình trạng giảm phát của kinh tế Trung Quốc liệu có đáng lo ngại?
Sự phục hồi của Trung Quốc sẽ “cứu nguy” cho kinh tế toàn cầu Mở cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc Kinh tế Trung Quốc đối mặt với nguy cơ giảm phát |
Một cảng hàng hóa tại Trung Quốc. |
Báo cáo về giảm phát ở Trung Quốc được công bố gần đây đã gây chú ý đặc biệt đối với các nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu. Tờ Financial Times của Anh nhận định hoạt động yếu kém của nền kinh tế Trung Quốc là mối lo ngại lớn đối với Bắc Kinh và thế giới, trong khi tờ Sky News có bài về “Nỗi đau kinh tế do giảm phát ở Trung Quốc và những hậu quả toàn cầu”. CNN Business viết “Giảm phát chắc chắn xác nhận giả định về suy yếu kinh tế trên diện rộng ở Trung Quốc”. Tất cả những lo ngại về tình trạng giảm phát ở Trung Quốc đều dựa trên một số liệu duy nhất, đó là chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng 7/2023 giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước.
Giảm phát đôi khi có hại nhưng đôi khi lại không bởi có hai loại giảm phát. Đầu tiên, là loại giảm phát có bản chất “lành tính”. Nguyên nhân ở đây là sự tăng trưởng năng suất do công nghệ được thúc đẩy và các rào cản thương mại được gỡ bỏ làm giảm giá tiêu dùng mà không phải phá vỡ cơ cấu kinh tế vĩ mô. Điều tương tự cũng xảy ra khi các tập đoàn dịch chuyển sản xuất đến các địa điểm có chi phí rẻ hơn, cho dù điều này có thể gây tổn hại ở cấp độ kinh tế vi mô, nhưng không ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô.
Loại giảm phát thứ hai có tính chất khủng hoảng. Quy trình của nó thường diễn ra như sau: Một ngân hàng lớn (tạm gọi là A) gặp rắc rối, thường là do quá nhiều nợ khó đòi; và nếu A bị phá sản, các ngân hàng B, C và D, những ngân hàng yêu cầu A bồi thường sẽ không thể thu hồi được, vì thế mà B, C, D có thể gặp rắc rối mà phá sản. Tiếp theo là sự sụp đổ của các ngân hàng E, F, G, H, I và J, những ngân hàng yêu cầu B, C và D phải bồi hoàn cho họ. Một phản ứng dây chuyền nguy hiểm, một cuộc khủng hoảng hệ thống hoặc một hiệu ứng domino sẽ xảy ra.
Tất cả điều này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thực. Hộ gia đình mất tiền gửi (nếu không có bảo hiểm tiền gửi), doanh nghiệp mất khả năng vay vốn (trong mọi trường hợp). Giá giảm do thiếu nhu cầu. Một cuộc khủng hoảng kinh tế quy mô lớn bắt đầu và có thể gây ra những hậu quả lịch sử nếu không được xử lý đúng cách. Việc xử lý sai lầm cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Đức và Áo năm 1874 là một ví dụ.
Vậy Trung Quốc nên làm gì? Để biết được chính xác cần làm gì thì nhất thiết phải biết được tình trạng giảm phát hiện tại của Trung Quốc là “lành tính” hay “ác tính”? Không nên chỉ sử dụng các chỉ số đi kèm (cụ thể là khối lượng xuất, nhập khẩu giảm) để đánh giá tình hình bởi có một sự suy giảm tương tự đã xảy ra trong thời kỳ đại dịch Covid-19 và cả trong cuộc đại khủng hoảng tài chính, nhưng Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các giải pháp.
Giới phân tích cho rằng Trung Quốc nên áp dụng một chương trình cải cách và kích thích táo bạo hơn. Bắc Kinh cũng nên tập trung vào hai trở ngại lớn nhất của đất nước. Một trong số đó là nỗi sợ hãi về khả năng vỡ nợ sắp xảy ra của các chính quyền địa phương, vốn đã gánh khoản nợ 9.300 tỷ USD thông qua hàng nghìn công cụ tài chính. Vấn đề thứ hai là tâm lý chung đang ngăn cản các hộ gia đình chi tiêu.
Tin liên quan
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
14:38 | 25/09/2024 Xuất nhập khẩu
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
GAC M8: Đẳng cấp của tiện nghi và an toàn
14:16 | 25/09/2024 Xe - Công nghệ
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Honda Việt Nam tặng 1,7 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một năm học 2024 – 2025
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
GAC M8: Đẳng cấp của tiện nghi và an toàn
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform