Dự án Điện khí hóa lỏng Bạc Liêu chậm tiến độ, Bộ Công Thương “không thể nói” khi nào giải quyết được
Chính phủ chỉ rõ loạt dự án đường sắt đô thị chậm tiến độ, đội vốn "khủng" | |
Nhiều dự án điện chậm tiến độ, gia tăng áp lực thiếu điện | |
EVN nói gì khi điện mặt trời không giải toả hết công suất? |
Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) tranh luận sáng 7/11. |
Chờ Quốc hội “giải thích pháp luật”
Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Huy Thái (Bạc Liêu) liên quan đến dự án Điện khí hóa lỏng Bạc Liêu, Bộ trưởng cho biết, Bộ Công Thương đã thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ xem xét để sớm đưa vào bổ sung trong quy hoạch điện để phục vụ cho mục tiêu phát triển.
Bộ cũng đã triển khai việc tổ chức xin ý kiến của các bộ, ngành để thẩm định và tổng hợp báo cáo với Thủ tướng Chính phủ theo quy định pháp lý để bổ sung quy hoạch và triển khai thực hiện. Mặc dù còn thiếu ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng nhưng vừa qua, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung nhà máy điện này vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia để có cơ sở triển khai thực hiện.
Ngày 29/8 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp để xem xét các đề nghị của Bộ Công Thương bổ sung quy hoạch này và các quy hoạch liên quan.
Trong thông báo kết luận, Phó Thủ tướng có yêu cầu Bộ Công Thương phải rà soát, đánh giá tổng hợp bổ sung một số khía cạnh có liên quan đến cả nhà máy Điện Bạc Liêu cũng như các giải pháp để bảo đảm đánh giá về hiệu quả và cũng như tác động chung đến cân đối điện và mặt bằng giá điện và rất nhiều vấn đề khác liên quan. Bộ Công Thương đã triển khai và báo cáo Thủ tướng việc hoàn thiện các nội dung liên quan, trong đó có dự án nhà máy điện Bạc Liêu.
“Bộ Công Thương đã thực hiện khẩn trương. Có hai lần báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bổ sung quy hoạch dự án”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói và cho biết thêm, Chính phủ sẽ xem xét sau khi có ý kiến hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích pháp luật để bổ sung quy hoạch để triển khai thực hiện thời gian tới.
“Từ giờ tới cuối năm có giải quyết được dự án này hay không?”
Giơ bảng tranh luận với Bộ trưởng về dự án Điện khí hóa lỏng Bạc Liêu, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) cho biết, có thể nói, dự án này đã hoàn tất thủ tục. Ngày 9/4/2019 tại văn bản của Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho triển khai và trách nhiệm này thuộc Bộ Công Thương.
Tiếp đó, Bộ Công Thương lại “vin” vào Luật Quy hoạch và để chậm trễ cho đến tháng 6/2019.
Tại phiên họp tháng 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đã khẳng định rằng dự án này không vướng Luật Quy hoạch và đặc biệt là sau đó hai cơ quan của Chính phủ của Quốc hội là Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cơ quan chủ trì dự thảo Luật quy hoạch và Ủy ban Kinh tế -cơ quan thẩm tra Luật Quy hoạch đều khẳng định dự án này không chịu tác động bởi khoản điểm a khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch.
“Thế nhưng đến nay, Bộ Công Thương vẫn đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Điện lực để kéo dài thời gian triển khai dự án này. Như vậy là không tuân thủ cam kết với nhà đầu tư. Đây là dự án kỳ vọng rất lớn thu hút đầu tư của cả một vùng đồng bằng sông Cửu Long nơi chúng ta đang rất quan tâm, Đảng và Quốc hội đều luôn hướng về đồng bằng sông Cửu Long nhưng trách nhiệm của Bộ Công Thương là không tích cực, thậm chí là cố ý làm trái Luật Quy hoạch, cố ý làm trái chỉ đạo của Thủ tướng” – đại biểu Lê Thanh Vân gay gắt.
Điều hành phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đề nghị Bộ trưởng trả lời về việc giải quyết rất chậm đối với dự án Điện khí hóa lỏng Bạc Liêu.
“8 tháng đầy đủ hết các thủ tục đầu tư, ý kiến kiến của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã xem xét việc này. Người ta kêu rất nhiều. Cứ nói chung chung là sẽ xem xét thì rất khó. Đây là một dự án của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đề nghị Bộ trưởng có thể nói là trong cuối từ giờ tới cuối năm có giải quyết được dự án này hay không?” – Chủ tịch Quốc hội hỏi thẳng.
Báo cáo, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, bản thân Bộ Công Thương cũng rất mong muốn sớm có được quyết định tổ chức triển khai dự án. Trên thực tế, chúng ta đang thiếu điện và đang rất cần những trung tâm này.
Tuy nhiên, “tôi chắc cũng không thể nói được là thời điểm nào vì cái này chúng ta sẽ đợi Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Chính phủ cho ý kiến và sau đó đó sẽ triển khai theo đúng quy định và hy vọng sẽ sớm được thực hiện việc này vào đầu năm 2020” - Bộ trưởng nói.
Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) liên quan đến các dự án, năng lượng tái tạo chậm tiến độ, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ: Ngoài các dự án đã được duyệt và đưa vào thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với công suất phát lên tới gần 5.000 Mw, hiện nay chúng ta còn có là gần 260 dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng 28.300 Mw đang chờ đợi để được đưa vào quy hoạch.
Tương tự như vậy có 150 dự án điện gió đang đợi phê duyệt. Ngoài ra còn có 8 dự án lớn về điện khí nhập khẩu và cũng đang được nghiên cứu và báo cáo trình Chính phủ.
Như vậy, chưa kể đến các dự án lớn về hệ thống hạ tầng, trong đó được chuyển tải điện, trạm biến áp đang cần được bổ sung vào quy hoạch để bảo đảm giải toả công suất.
Sau khi có chủ trương hướng dẫn của Quốc hội về giải thích pháp luật, hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành tổng hợp dự án thẩm định dự án để đưa vào dự án có quy hoạch tích hợp bổ sung cho việc trong quy hoạch để tổ chức triển khai thực hiện ngay trong năm 2020 đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế.
Đối với điện gió, theo người đứng đầu ngành Công Thương, Chính phủ sẽ có văn bản chỉ đạo để đảm bảo cơ chế mới vẫn khuyến khích phát triển và khắc phục được những mặt hạn chế và phát huy tính tích cực của cơ chế trước đây nhưng đồng thời cũng tạo nên môi trường công bằng và minh bạch cho tất cả các nhà đầu tư liên quan, kể cả trong điện mặt trời sắp tới sẽ thực hiện như vậy.
Tạo môi trường công bằng và minh bạch cho tất cả các nhà đầu tư Cũng liên quan đến các dự án điện, trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) liên quan đến các dự án, năng lượng tái tạo chậm tiến độ, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ: Ngoài các dự án đã được duyệt và đưa vào thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với công suất phát lên tới gần 5.000 Mw, hiện nay chúng ta còn có là gần 260 dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng 28.300 Mw đang chờ đợi để được đưa vào quy hoạch. Tương tự như vậy có 150 dự án điện gió đang đợi phê duyệt. Ngoài ra còn có 8 dự án lớn về điện khí nhập khẩu và cũng đang được nghiên cứu và báo cáo trình Chính phủ. Như vậy, chưa kể đến các dự án lớn về hệ thống hạ tầng, trong đó được chuyển tải điện, trạm biến áp đang cần được bổ sung vào quy hoạch để bảo đảm giải toả công suất. Sau khi có chủ trương hướng dẫn của Quốc hội về giải thích pháp luật, hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành tổng hợp dự án thẩm định dự án để đưa vào dự án có quy hoạch tích hợp bổ sung cho việc trong quy hoạch để tổ chức triển khai thực hiện ngay trong năm 2020 đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Đối với điện gió, theo người đứng đầu ngành Công Thương, Chính phủ sẽ có văn bản chỉ đạo để đảm bảo cơ chế mới vẫn khuyến khích phát triển và khắc phục được những mặt hạn chế và phát huy tính tích cực của cơ chế trước đây nhưng đồng thời cũng tạo nên môi trường công bằng và minh bạch cho tất cả các nhà đầu tư liên quan, kể cả trong điện mặt trời sắp tới sẽ thực hiện như vậy. |
Tin liên quan
EVN, Viettel rút ra bài học kinh nghiệm gì sau bão số 3?
19:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan: Bão số 3 rất mạnh, cần 'hành động không hối tiếc'
20:26 | 04/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng ra công điện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
10:56 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
18:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương
08:32 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất mở đường bay thẳng giữa TP Los Angeles và TPHCM
15:31 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên nhân nào làm CPI 9 tháng tăng?
15:01 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
09:21 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics