Dự thảo định mức chi phí tái chế: Cần phù hợp vì doanh nghiệp
14 hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị thay đổi định mức chi phí tái chế Định mức tái chế Fs cao dẫn đến nguy cơ giá sản xuất và tiêu dùng tăng cao |
Ông Nguyễn Hồng Uy, Trưởng Tiểu ban Thực phẩm Dinh dưỡng (Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam - EuroCham). |
Nhiều ý kiến cho rằng đề xuất về Fs cao hơn nhiều lần so với mức trung bình của các nước. Ý kiến của ông như thế nào về vấn đề này?
Hiện các nước châu Âu đã thực hiện đóng góp chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) từ rất lâu rồi. Điều này có ảnh hưởng rất tích cực để hướng tới nền kinh tế xanh, trong đó doanh nghiệp và người dân cùng có trách nhiệm đóng góp bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, chúng ta phải thực hiện với mức chi phí phù hợp. Hiện mức đề xuất Fs tại Việt Nam cao hơn nhiều lần so với mức trung bình của các nước (Fs của giấy cao hơn 1,4 lần, Fs của giấy hỗn hợp cao hơn 4,3 lần, Fs của nhôm cao hơn 4,9 lần...). Trong khi chúng ta đều biết, đa số quốc gia thực hiện EPR đều là những quốc gia phát triển, mức thu nhập cao, nên đề xuất của Việt Nam cao hơn nhiều lần mức trung bình thế giới là bất hợp lý.
Định mức chi phí tái chế Fs là quan trọng để xác định mức đóng góp của doanh nghiệp. Nên việc xác định Fs cần theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn là trừ đi giá vật liệu thu hồi được, cùng với đó là dựa trên điều kiện thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế. Tại nhiều quốc gia châu Âu, chi phí này đã về bằng 0, tức là đã đạt 100% kinh tế tuần hoàn. Thậm chí, tại Na Uy, Fs cho nhôm còn ở mức âm (0,03 Krone) do giá trị vật liệu tái chế cao, doanh nghiệp thu hồi phải trả tiền cho mỗi lon nhôm mà họ đưa vào hệ thống.
Nhưng với quy định như đề xuất hiện nay của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhà sản xuất phải trả tiền cho đơn vị tái chế ở mức khá cao đối với một số mặt hàng có giá trị tái chế cao. Các bao bì, sản phẩm làm từ vật liệu có giá trị cao như nhôm, kim loại, giấy carton, bao bì nhựa cứng… khi thải bỏ đều ngay lập tức được thu gom. Nên thực tế chúng hầu như không tồn tại ngoài môi trường.
Trong khi đó, với quy định này, doanh nghiệp sản xuất lấy tiền ở đâu? Tất nhiên là họ sẽ tính vào chi phí sản xuất, tính vào giá thành phẩm, buộc người tiêu dùng phải chịu, từ đó làm gia tăng chi phí mua bán trên thị trường. Nếu tính cả chi phí tái chế bao bì đóng gói gián tiếp (thùng, hộp carton), chi phí tái chế thiết bị, phương tiện vận chuyển thì mức tăng giá sẽ còn cao hơn nhiều. Trong khi theo tính toán, nhà máy tái chế lon nhôm, sản phẩm nhựa có lãi khá lớn… nghĩa là người tiêu dùng đang phải hỗ trợ chi phí cho “người giàu”, người đang có lãi.
Vấn đề này cho thấy, các quy định của nước ta cần theo kinh tế tuần hoàn và quản lý rủi ro, cái gì không rủi ro thì để thị trường tự vận hành. Trong khi đó, những sản phẩm nhiều rủi ro như túi nilon thì nên tính chi phí Fs để hỗ trợ những người thu gom, tái chế do đây là sản phẩm có trọng lượng nhẹ, giá trị thấp.
Cùng với vấn đề trên, còn những điểm bất hợp lý nào trong các quy định liên quan đến chi phí tái chế, bảo vệ môi trường không, thưa ông?
Hiện có 3 loại vật liệu khó tái chế là túi nilon, đồ điện tử (giá trị tương đối thấp) và pin. Sản phẩm pin thời gian tới sẽ càng có nhiều vấn đề khi nước ta đang đẩy mạnh phát triển xe điện. Sản phẩm pin đang không tái chế được nhưng lại có quy định giới hạn xuất khẩu không quá 20% khối lượng sản phẩm đưa ra thị trường. Chúng ta đang đi ngược lại quy trình khi giữ lại rác thải, trong khi pin là sản phẩm nguy hiểm, dễ gây cháy nổ, làm chất độc hại chảy ra môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường nên cân nhắc bãi bỏ giới hạn xuất khẩu. Nhiều vấn đề về môi trường rất phức tạp, khó lường nên các doanh nghiệp luôn mong muốn cơ quan quản lý, soạn thảo luật lắng nghe để có những sửa đổi phù hợp.
Từ những vấn đề trên, ông có kiến nghị sửa đổi quy định như thế nào cho phù hợp?
Theo tôi, cùng với việc điều chỉnh các mức Fs cho hợp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế thì cơ chế quản lý cũng cần có những lưu ý, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện, giúp giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh cần phục hồi và phát triển. Chẳng hạn, trong 3 năm đầu tiên thực hiện quy định (2024-2026), các cơ quan quản lý nên tập trung vào hướng dẫn thi hành, chưa áp dụng xử phạt, chỉ truy thu khoản nộp thiếu nếu có vì chi phí EPR là vấn đề rất mới đối với Việt Nam và cả châu Á.
Các doanh nghiệp cũng kiến nghị thay đổi cách nộp đóng góp tái chế từ tạm ứng trước theo số lượng dự kiến vào đầu năm 2024 sang quyết toán theo số lượng thực tế khi kết thúc năm 2024 (tức là nộp vào tháng 4/2025), để doanh nghiệp vẫn thực hiện đầy đủ trách nhiệm với môi trường mà giảm được khó khăn cho doanh nghiệp (giống nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là nộp vào đầu kỳ sau). Kiến nghị cho phép các doanh nghiệp thực hiện kết hợp cả hình thức tự tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế cho cùng loại bao bì/sản phẩm thay vì bắt buộc chọn một trong 2 hình thức.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa về thủ tục từ Hải quan Thái Bình
15:43 | 02/10/2024 Hải quan
Cơ khí, chế tạo Việt Nam đón sóng công nghệ mới
15:38 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu của TP Hồ Chí Minh tăng trưởng 10,2% so cùng kỳ
19:01 | 01/10/2024 Kinh tế
Cách nào phá vỡ thế độc quyền trong phân phối xăng dầu?
15:03 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Siêu thị tuyên chiến với thực phẩm “bẩn”
14:00 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
THACO AUTO bàn giao lô 237 xe tải Foton Ollin cho J&T Express Việt Nam
15:58 | 01/10/2024 Xe - Công nghệ
Ứng dụng AI để thúc đẩy năng lực kết nối ngành logistics Việt Nam
14:45 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cần hành động nhanh để bắt kịp xu thế “xanh”
14:08 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng tiếp sức doanh nghiệp phục hồi sau bão
11:18 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam đồng hành cùng chiến dịch “Nhặt rác bảo vệ môi trường”
11:10 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng phó cạnh tranh thương mại, doanh nghiệp buộc phải đổi mới công nghệ
18:21 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk góp thêm 1, nhân đôi hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
16:34 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng – Cái Mép đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
13:55 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
16:16 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Học tiêu chuẩn, hiểu cơ hội
06:12 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bối cảnh càng nhiều thay đổi, văn hoá doanh nghiệp càng phải vững vàng
23:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
Hải quan Bình Định đối thoại chuyên đề với doanh nghiệp ngành gỗ
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về doanh thu du lịch
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics