Gần 1 triệu tài khoản mobile money đã được kích hoạt
Thanh toán qua Hệ sinh thái Tài chính số Viettel Money không phải lo kết nối | |
2 nhà mạng đã được đồng ý thí điểm cung cấp dịch vụ Mobile Money | |
Thí điểm Mobile Money cần chờ sự thống nhất của 3 cơ quan |
Doanh nghiệp giới thiệu giải pháp công nghệ bên lề diễn đàn. Ảnh: N.H |
Ngày 25/3, Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam (IDG Vietnam) phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức sự kiện Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam năm 2021.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Lê Anh Dũng, Phó vụ trưởng Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đánh giá chuyển đổi số là chất xúc tác mạnh mẽ cho quá trình chuyển đổi số của hệ thống ngân hàng cũng như hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Trong bối cảnh đó, trong 2 năm 2020-2021, NHNN đã nhanh chóng hoàn thiện thể chế, khung pháp lý để thúc đẩy chuyển đổi số. Thời gian tới, NHNN sẽ thúc đẩy hệ sinh thái giữa ngân hàng và các công ty fintech, các công ty cung cấp giải pháp…
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam dẫn chứng, trong năm 2021, hoạt động thanh toán qua kênh internet tăng 48,8% về số lượng và 32,6% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 76,2% và 87,5%, thanh toán qua QR Code tăng 200% so với năm 2020. Tỷ trọng các giao dịch rút tiền mặt qua ATM trên tổng các giao dịch xử lý qua hệ thống của NAPAS giảm mạnh từ 26% năm 2020 xuống còn 12%...
Nhờ đẩy mạnh dịch vụ bán lẻ, các ngân hàng giữ được tốc độ tăng trưởng, vượt qua ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đồng thời tạo ra những giá trị gia tăng, hỗ trợ khách hàng trong lúc khó khăn. Lũy kế 2 năm, hệ thống ngân hàng đã miễn giảm hơn 37.500 tỷ đồng tiền lãi vay, miễn phí khoảng 80% số lượng giao dịch với số tiền 2.557 tỷ đồng.
Ông Hùng đánh giá, sự tăng trưởng của ngành ngân hàng trong năm 2021 có sự đóng góp tích cực của dịch vụ bán lẻ. Đây cũng là chìa khóa để ngành ngân hàng thực hiện được sứ mệnh giữ cho huyết mạch của nền kinh tế thông suốt trong mọi thời điểm, kể cả thời kỳ cao điểm của đại dịch. Cùng với đó là sự hợp tác chặt chẽ giữa các ngân hàng, công ty tài chính, công ty fintech với phạm vi rộng hơn, góp phần xây dựng hệ sinh thái số, qua đó giúp các bên tận dụng được thế mạnh của nhau, đồng thời giúp rút ngắn thời gian và giảm nhiều chi phí trong quá trình chuyển đổi số của các tổ chức tín dụng.
Trong khi đó, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đánh giá, bên cạnh xu hướng hợp tác rất tốt giữa các tổ chức tài chính, chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt đang dẫn tới sự cạnh tranh khốc liệt giữa ngân hàng và các công ty fintech. Minh chứng cho điều này là việc có gần 1 triệu tài khoản mobile money đã được kích hoạt, cạnh tranh sòng phẳng với các ngân hàng.
Ông Lê Hữu Tấn Tài, Phó Tổng giám đốc KMS Solutions cũng nhận định, ngân hàng Việt Nam đang trên đà đẩy mạnh chuyển đổi số để tăng lợi thế cạnh tranh so với các tổ chức tài chính và công ty Fintech, bắt đầu từ những đổi mới cốt lõi về mặt công nghệ giúp tiếp cận và phục vụ khách hàng tốt hơn. Tuy nhiên, đi cùng với các cơ hội phát triển, các doanh nghiệp này cũng đang đối diện với những thách thức trong hệ thống IT, bảo mật, và trải nghiệm người dùng.
Theo đó, các ngân hàng không chỉ chuyển hướng sang ứng dụng các nền tảng ngân hàng hiện đại, giúp cho ra mắt những sản phẩm công nghệ mới nhanh hơn thay vì tốn nhiều tháng để phát triển mới, mà còn đầu tư vào các giải pháp bảo mật và gia tăng sự tin tưởng của khách hàng trên môi trường số. Việc đổi mới về mặt công nghệ cũng như bảo mật hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm nhất quán, sự tin tưởng từ phía khách hàng, qua đó thúc đẩy hiệu quả hoạt động và tạo sự bứt phá trong kinh doanh.
Tin liên quan
Chính thức chuyển giao bắt buộc OceanBank cho MB, CBBank cho Vietcombank
17:56 | 17/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phó Thống đốc NHNN: Để ngỏ khả năng giảm lãi suất điều hành phù hợp
17:57 | 17/10/2024 Kinh tế
Khách hàng xuất nhập khẩu nông, thủy sản được vay với lãi suất chỉ từ 2,6%
16:28 | 17/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến xuất khẩu cá ngừ những tháng cuối năm
15:40 | 17/10/2024 Xuất nhập khẩu
Trình Quốc hội thí điểm mở rộng loại đất xây nhà ở thương mại
10:44 | 17/10/2024 Kinh tế
Năm thứ 4 liên tiếp thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đạt mốc 100 tỷ USD
09:25 | 17/10/2024 Xuất nhập khẩu
7,4 tỷ USD kiều hối đổ về TPHCM trong 9 tháng
20:11 | 16/10/2024 Kinh tế
Gỡ vướng dự án nhà ở xã hội, tăng nguồn cung nhà giá rẻ
16:46 | 16/10/2024 Kinh tế
Phát triển giá trị bền vững trong ngành thực phẩm
15:55 | 16/10/2024 Kinh tế
Hết tháng 9 xuất nhập khẩu tăng hơn 81 tỷ USD
14:40 | 16/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 36 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa cuối tháng 9/2024
14:24 | 16/10/2024 Xuất nhập khẩu
Australia khởi xướng điều tra chống bán phá giá thanh cốt thép cán nóng
13:28 | 16/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư y tế chất lượng cao
08:15 | 16/10/2024 Kinh tế
Xem xét giảm tối thiểu 1%/năm lãi suất cho vay thực hiện đề án 1 triệu héc ta lúa
20:35 | 15/10/2024 Kinh tế
Áp dụng hiệu quả chính sách mới về bất động sản vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp
20:34 | 15/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
15:25 | 15/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 84 phát hành ngày 18/10/2024
Phó Thống đốc NHNN: Để ngỏ khả năng giảm lãi suất điều hành phù hợp
Chính thức chuyển giao bắt buộc OceanBank cho MB, CBBank cho Vietcombank
Ngành Thuế xác định lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ
Khách hàng xuất nhập khẩu nông, thủy sản được vay với lãi suất chỉ từ 2,6%
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics