Giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng trưởng mạnh
Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ đang đầu tư vốn lớn tại Việt Nam. Ảnh: T.D |
Đón dòng vốn lớn từ các tập đoàn công nghệ
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu qua chế biến trong tổng giá trị xuất khẩu đã tăng từ 65% năm 2016 lên 85% năm 2020. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng từ 22,9% năm 2016 lên 50% năm 2020. Cùng với đó là làn sóng các công ty, tập đoàn công nghệ dồn dập đổ vốn vào Việt Nam với quy mô ngày càng nhiều hơn.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030. Trong đó, mục tiêu cụ thể của Chương trình là gia tăng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu trong công nghiệp chế biến chế tạo, tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao. Xây dựng và phát triển khoảng 500 DN sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển. Xây dựng và phát triển khoảng 200 DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có sự hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên phạm vi cả nước. |
Ngay trong thời gian đầu năm 2021 khi còn bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, Việt Nam vẫn chứng kiến sự nhộn nhịp cam kết đầu tư mới cũng như bổ sung nguồn vốn lớn của các tập đoàn công nghệ thế giới. Đáng chú ý, cuối tháng 1/2021 vừa qua, Tập đoàn Intel (Mỹ) đã đón giấy chứng nhận điều chỉnh khoản đầu tư bổ sung trị giá 475 triệu USD cho dự án sản xuất thử nghiệm và lắp ráp chip hiện đại tại Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP). Khoản đầu tư này giúp tăng cường sản xuất các sản phẩm của Intel dùng cho các thiết bị sử dụng công nghệ mạng di động thế hệ mới 5G, bộ xử lý Intel Core với công nghệ Intel Hybrid và bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ 10. Như vậy, tổng vốn đầu tư của tập đoàn công nghệ đến từ Mỹ này tại Việt Nam hiện tại đã lên tới hơn 1,5 tỷ USD, khoản đầu tư công nghệ cao lớn nhất của Mỹ vào Việt Nam.
Intel Products Việt Nam (IPV) là một phần quan trọng trong chuỗi sản xuất của Intel trên toàn thế giới. Tính đến cuối năm 2020, IPV đã mang hơn 2 tỷ sản phẩm đến tay khách hàng trên toàn thế giới. Theo ông Alan Danner, Giám đốc Tài chính của Intel Products Việt Nam, tính tới năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu lũy tiến của nhà máy Intel tại SHTP đạt trên 50 tỷ USD và tạo ra gần 7.000 việc làm trong đó gồm cả 2.700 nhân viên Intel. Với khoản đầu tư bổ sung 475 triệu USD này, IPV sẽ tiếp tục tập trung giải quyết những giới hạn trong đổi mới sáng tạo công nghệ và nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên tài năng.
Tại Hải Phòng, Công ty TNHH LG Display Việt Nam mới đây đã đón giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tăng thêm 750 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư của cả dự án của nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc này lên 3,25 tỷ USD. Dự án LG Display Việt Nam chuyên sản xuất màn hình ti vi, màn hình nhựa cho các thiết bị... Nguồn vốn bổ sung này dự kiến sẽ được triển khai vào tháng 3/2021 và đến tháng 5 sẽ chính thức đưa vào sản xuất. Khi dự án bổ sung được triển khai sẽ tuyển dụng thêm khoảng 5.000 lao động, mỗi năm sẽ đóng góp khoảng 5 triệu USD cho ngân sách nhà nước (thuế thu nhập cá nhân). Ngoài ra, ban lãnh đạo LG cam kết ngay trong quí 1 này có thể tiếp tục thực hiện thêm một dự án trị giá 1,5 tỷ USD.
Gia tăng giá trị xuất khẩu
Ông Jeff Nessom, Phó Chủ tịch phụ trách kỹ thuật Công ty Techtronic Industries (TTI) cho biết, công ty đang có sự chuyển dịch nhà máy từ khu vực Bắc Mỹ sang khu vực châu Á. Từ cuối năm 2019, công ty đã dành 650 triệu USD để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại khu công nghệ cao TPHCM. Hiện doanh số xuất khẩu nhà máy sản xuất tại Việt Nam đã tăng từ 300 triệu USD cuối năm 2019 lên 1,5 tỷ USD vào cuối năm 2020 và dự ước đạt 6 tỷ USD vào năm 2025. Công ty cũng đã đặt mục tiêu tăng tỷ lệ cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam lên 80% trong thời gian tới.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao. Các tập đoàn đa quốc gia đang xem xét dịch chuyển đầu tư, chuỗi sản xuất đến Việt Nam. Và việc tăng vốn đầu tư của các tập đoàn công nghệ ngay từ những tháng đầu năm 2021 là một minh chứng cho thấy Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để để thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung và sản phẩm công nghệ cao nói riêng.
Tuy nhiên, để chớp lấy thời cơ, DN cần tập trung vào hai yếu tố là đào tạo nhân lực chất lượng cao và hạ tầng kết nối. Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) cho rằng, 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành điện tử tăng trưởng dao động từ 18-22%/năm, là ngành có số lượng xuất siêu lớn, bù đắp cho kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trước làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng, nhiều hãng điện tử thế giới có mặt tại Việt Nam. Song, đây cũng là thách thức bởi chúng ta chưa có DN lõi, cung ứng linh phụ kiện đầu cuối cho các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Hơn nữa, một thực trạng đáng buồn là lao động Việt Nam mới chỉ đạt tiêu chuẩn lao động giá rẻ, chưa có kỹ sư tạo ra giá trị cao hơn.
Ngoài ra, các bộ ngành địa phương xác định ưu tiên chiến lược, tạo khung chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu công nghệ sản xuất cũng phải được cải cách theo hướng đơn giản và thuận lợi hơn cho DN. Riêng với DN trong nước cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, cần chủ động hợp tác với các DN đầu tư nước ngoài sản xuất sản phẩm đầu cuối để tiếp cận nhanh quỹ tài chính, đồng thời được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất, cung cấp sản phẩm có giá trị cao, giải quyết nguồn cung nguyên liệu.
Tin liên quan
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3
15:14 | 19/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
09:38 | 19/09/2024 Kinh tế
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
Kiểm soát dòng tiền, hướng vào phân khúc phù hợp
08:30 | 18/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
2/5 doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ tại Hải quan Đắk Lắk được nâng hạng
Hải quan– Biên phòng Gia Lai-Kon Tum phối hợp ngăn chặn hàng cấm qua biên giới
Vụ 42 ô tô bị rơi xuống biển: Đề nghị điều tra tai nạn hàng hải
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
Những hạng mục chủ xe cần kiểm tra, bảo dưỡng để ôtô “khoẻ mạnh” sau mùa bão lũ
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform