Giảm dần áp lực từ giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý
Việc điều chỉnh giá nhóm mặt hàng dịch vụ y tế, giáo dục gây nhiều tác động lên chỉ số CPI. Ảnh minh hoạ: H.Dịu |
Theo đánh giá từ Bộ Tài chính, 7 tháng đầu năm 2024, mặt bằng giá hàng hóa diễn biến theo quy luật hằng năm, tăng vào dịp lễ Tết đầu năm, giảm dần và tương đối ổn định ở các tháng tiếp theo. Bình quân 7 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 4,12% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,73%.
Kể từ ngày 1/7/2024 khi Luật Giá số 16/2023/QH15 có hiệu lực, sách giáo khoa sẽ được định giá theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ, lợi nhuận (nếu có) phù hợp với mặt bằng thị trường, bảo đảm phù hợp với cung cầu hàng hóa, dịch vụ, điều kiện thị trường tại thời điểm định giá và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ. |
Phân tích cụ thể hơn về CPI tháng 7/2024, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong mức tăng 0,48% của CPI tháng 7/2024 so với tháng trước, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng. Trong đó, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,77% chủ yếu do giá bảo hiểm y tế tăng 28,45% khi mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Nhóm giáo dục tăng 0,02%, trong đó, giá sản phẩm từ giấy tăng 0,4%; bút viết các loại tăng 0,15%; sách giáo khoa tăng 0,05%.
Cùng với đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,13%, trong đó, giá khám chữa bệnh nội trú tăng 0,19%; dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú tăng 0,08%. Nguyên nhân do trong tháng 7/2024 tiếp tục có địa phương triển khai áp dụng giá dịch vụ y tế mới theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.
Theo các chuyên gia, nhiều khả năng trong những tháng cuối năm 2024, giá cả một số mặt hàng do Nhà nước quản lý như giá điện, giá dịch vụ y tế, giáo dục sẽ tăng lên sau nhiều lần trì hoãn theo lộ trình. Tuy nhiên, đến nay, thị trường đang xuất hiện nhiều thông tin tích cực để thị trường giá cả tiếp tục trong xu hướng ổn định, kiểm soát lạm phát trong mục tiêu đã đề ra.
Chẳng hạn, sắp đến mùa tựu trường, với 17,6 triệu học sinh trên cả nước thì thị trường đang “nóng” về sách giáo khoa. Nhưng theo thông tin từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, từ năm học 2024-2025, giá sách giáo khoa biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ đồng loạt giảm giá. Tương tự, bộ sách giáo khoa “Cánh diều” của Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam cũng được công bố giảm 20% giá bìa đối với các sở giáo dục và đào tạo khi mua sách để trang bị cho thư viện trường học...
Trong trả lời cử tri gần đây, Bộ Tài chính cho biết, theo Luật Giá số 16/2023/QH15, sách giáo khoa được đưa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Bộ Giáo dục và Đào tạo định giá tối đa, các tổ chức, cá nhân kinh doanh sách giáo khoa định giá cụ thể không cao hơn mức giá do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và phải bảo đảm phù hợp với căn cứ, nguyên tắc, phương pháp định giá hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định tại Luật Giá 2023.
Về học phí, đến nay đã có nhiều địa phương thông báo mức học phí cho năm học 2024-2025 với mức giảm khá mạnh. Như Vĩnh Phúc giảm 50% học phí cho học sinh các cấp so với năm ngoái, thu theo số tháng thực học, nhưng không quá 9 tháng/năm học. TPHCM cũng quyết định mức học phí mới giảm khoảng 100.000-240.000 đồng/tháng tùy cấp học. Tỉnh Long An cũng quyết định giảm 50% học phí với trẻ mầm non dưới 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập và miễn 100% học phí với học sinh THCS các trường công lập trên địa bàn tỉnh. TP Đà Nẵng, TP Hải Phòng cũng tiếp tục quyết định miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến phổ thông công lập...
Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các địa phương thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ tiền đóng học phí theo đúng quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên, ở cấp độ đại học, nhiều trường đại học đã dự kiến tăng học phí từ 5-10 triệu đồng so với năm học trước.
Về thị trường giá cả, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) nhận định, trong quý 3/2024, khi hiệu ứng từ các cuộc điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục giảm dần, lạm phát so với cùng kỳ sẽ giảm mạnh và lạm phát trung bình cũng sẽ giảm theo nếu không có các cuộc điều chỉnh giá quy mô lớn đối với các mặt hàng được Nhà nước quản lý.
Các chuyên gia cũng khuyến nghị, các bộ ngành nên chủ động đề xuất các phương án điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý, tránh dồn vào các tháng cuối năm 2024 (thời điểm chuẩn bị tết âm lịch 2025), hoặc dồn vào cùng một thời điểm để hạn chế tác động cộng hưởng, đồng thời giảm bớt áp lực cho công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát.
Về phía cơ quan quản lý giá, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, đối với các mặt hàng do Nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường như điện, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi sát các phương án, lộ trình giá do các bộ, ngành xây dựng, đề xuất để cập nhật kịch bản lạm phát làm cơ sở tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá về công tác quản lý, điều hành giá. Qua đó đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân năm 2024 theo mục tiêu Quốc hội đề ra từ 4-4,5%.
Tin liên quan
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
20:33 | 02/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường CPTPP còn rộng mở
15:21 | 02/10/2024 Kinh tế
Phát triển thành phố thông minh qua hệ sinh thái ngân hàng mở
15:34 | 02/10/2024 Kinh tế
Chi ngân sách 3 quý đầu năm 2024 đạt khoảng 1.256,3 nghìn tỷ đồng
15:45 | 02/10/2024 Tài chính
Quyết liệt trong điều hành giá, giảm áp lực lên lạm phát
13:15 | 02/10/2024 Tài chính
Ngành Thuế tập trung đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế
09:07 | 02/10/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước đạt 85,1 dự toán
20:08 | 01/10/2024 Tài chính
3 tác phẩm của Đảng bộ Bộ Tài chính đạt giải tại Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024
14:34 | 01/10/2024 Tài chính
Tăng nhà đầu tư tổ chức - tăng chất cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
13:45 | 01/10/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tiếp xúc cử tri tại Bình Định
11:03 | 01/10/2024 Tài chính
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
09:26 | 29/09/2024 Tài chính
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất sau bão lũ
12:48 | 28/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm nhân thọ chi trả 13 tỷ đồng cho thiệt hại của bão số 3
12:36 | 28/09/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
Giá xăng dầu giảm đồng loạt, sâu nhất là xăng E5RON92
Hải quan Hải Phòng ủng hộ khắc phục thiệt hại do bão số 3
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp với pin năng lượng từ Việt Nam
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá
Kiên quyết phản đối hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với tàu cá Việt Nam
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics