Giám sát chặt chẽ biến động để tính toán thời điểm điều chỉnh giá phù hợp
Điều hành giá, kiểm soát lạm phát trước những “biến số” Nhiều yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá sau Tết và cả năm 2024 Giá cả thị trường quý 1/2024 cơ bản ổn định, theo đúng kịch bản đề ra |
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá. Ảnh: VGP |
Những dự báo về lạm phát đều trong tầm kiểm soát
Báo cáo tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lý, điều hành giá quý 1/2024 và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024 vào ngày 24/4, Bộ Tài chính cho biết, trong những tháng đầu năm 2024, giá cả thị trường biến động theo quy luật hàng năm tăng vào 2 tháng đầu năm do trùng với thời điểm cận Tết và tháng có Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, sau đó giảm trong tháng 3 theo quy luật sau Tết. Trong tháng 4, giá hàng hóa cơ bản không có biến động lớn. Bình quân quý 1/2024 so cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,77%, lạm phát cơ bản tăng 2,81%.
Về điều hành giá các mặt hàng cụ thể, Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 22/4/2024, giá các mặt hàng xăng dầu đã qua 14 kỳ điều hành giá. So với đầu năm 2024, giá các mặt hàng xăng dầu hiện tăng khoảng 7-15%. Giá bán lẻ điện bình quân sau khi được điều chỉnh 2 lần trong năm 2023 thì hiện nay ở mức là 2.006,79 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Về giá dịch vụ vận tải, từ ngày 1/3/2024, khung giá dịch vụ vận chuyển hàng không tăng trung bình 3,75% theo quy định, giá một số dịch vụ hoa tiêu hàng hải, dịch vụ bốc dỡ container có điều chỉnh tăng, giảm để phù hợp với chi phí giá thành và thị trường trong nước và quốc tế. Giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container đi châu Âu, châu Mỹ đang tăng cao. Giá mặt hàng trong lĩnh vực nông nghiệp nhìn chung không có biến động lớn. Trong tháng 3/2024, giá phân bón tương đối ổn định, giá thức ăn chăn nuôi tăng nhẹ. Giá thóc gạo giảm so tháng trước nhưng tăng so cùng kỳ… |
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, giá một số mặt hàng nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu dự báo có thể có biến động tăng.
Chẳng hạn, giá xăng dầu dự báo còn biến động phức tạp theo diễn biến giá và cung cầu thế giới. Giá gạo xuất khẩu có thể sớm ổn định và tăng trở lại trong bối cảnh nguồn cung từ các thị trường xuất khẩu lớn chưa có tín hiệu nới lỏng. Giá dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường biển và phụ thu đối với hàng hóa container tại cảng biển đang tăng mạnh gây áp lực đến chi phí của doanh nghiệp…
Bộ Tài chính cũng chỉ rõ một số yếu tố khác gây áp lực lên mặt bằng giá như kỳ vọng lạm phát khi thực hiện cải cách tiền lương, rủi ro về thiên tai và thời tiết bất lợi…
Vì thế, trên cơ sở các mục tiêu và đánh giá tác động, Bộ Tài chính cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân năm 2024 tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2) và tăng khoảng 4,5% (kịch bản 3). Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,8-4,5%. Ngân hàng Nhà nước dự báo lạm phát bình quân năm 2024 tăng trong khoảng 4,3% ± 0,5%.
Theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 9 tháng còn lại của năm 2024, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng khoảng 0,26-0,39% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2024 trong khoảng 4-4,5% theo mục tiêu đề ra.
Trong công bố mới đây, các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhận định, lạm phát được dự báo tăng nhẹ lên 3,5% trong năm 2024 chủ yếu do giá cả các mặt hàng được Nhà nước quản lý như giáo dục và y tế dự kiến sẽ tăng. Nhưng lạm phát sẽ giảm còn 3% trong năm 2025 và 2026 do kỳ vọng về giá cả năng lượng và nguyên liệu sẽ ổn định.
Trước những dự báo trên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng, các dự báo về cơ bản trong tầm kiểm soát, theo đúng kịch bản đề ra. Tuy nhiên, Thứ trưởng bày tỏ lo ngại việc điều hành giá các mặt hàng do Nhà nước định giá sẽ ảnh hưởng tới lạm phát, nhất là vào thời điểm áp dụng chính sách lương mới từ tháng 7/2024 nên cần tránh điều chỉnh giá trong thời gian này.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho rằng, các bộ, ngành cần giám sát chặt chẽ biến động giá cả thị trường trong nước để tham mưu chính sách, kịch bản điều hành giá phù hợp, linh hoạt, kịp thời; đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tránh tâm lý kỳ vọng lạm phát.
Đảm bảo cung cầu, điều hành giá hợp lý
Chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá đã đánh giá cao công tác điều hành giá của các bộ, ngành trong quý 1/2024. Tuy nhiên, trong quý 2 và những tháng còn lại của năm 2024, Phó Thủ tướng cho rằng áp lực lên công tác điều hành giá còn rất lớn.
Để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành cần theo dõi sát diễn biến kinh tế trong và ngoài nước, dự báo chi tiết, cụ thể các yếu tố tác động tới mặt bằng giá chung, nhất là những mặt hàng, dịch vụ thiết yếu để chủ động xây dựng các kịch bản chi tiết theo từng ngành, lĩnh vực, bảo đảm sát đúng với thực tế, qua đó tham mưu, đề xuất, triển khai các giải pháp điều hành giá phù hợp, kịp thời, hiệu quả.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho rằng áp lực lên công tác điều hành giá còn rất lớn. |
Về điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành phải tính toán thời điểm phù hợp với quá trình thực hiện chính sách tiền lương mới, đảm bảo thực hiện kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra.
Trên cơ sở kịch bản điều hành giá, các bộ ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa thiết yếu, đặc biệt là những mặt hàng thiết yếu, có quyền số cao trong CPI.
Liên quan đến giá vàng, nhất là vàng miếng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý, đồng thời phải nghiên cứu, đề xuất các giải pháp lâu dài về quản lý mặt hàng vàng, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước vừa đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân.
Ngoài ra, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá đề nghị các cơ quan cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch, trung thực, thông tin về giá và công tác điều hành giá. Các bộ ngành tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến pháp luật về giá; tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế, phí để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; điều hành chính sách tiền tệ hợp lý…
Tin liên quan
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
Sửa luật nhằm bảo vệ quyền lợi người làm kế toán
07:51 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
16:46 | 23/09/2024 Tài chính
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
21:50 | 15/09/2024 Tài chính
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
09:50 | 15/09/2024 Thuế - Kho bạc
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
Herbalife Việt Nam đồng hàng cùng cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform