Góc khuất của RCEP
Nếu chương trình này được thông qua, điều này có nghĩa tất cả quốc gia chấp nhận một hệ thống công lý tư nhân - mà đại diện là các cơ quan trọng tài quốc tế, nằm ngoài phạm vi của hệ thống pháp luật trong nước. Trong trường hợp các chính phủ đồng ý cấp quyền cho nhà đầu tư trong hiệp định này, họ sẽ gần như không thể rút lại những cam kết của mình bởi lẽ khi đó, họ sẽ phải chấm dứt toàn bộ thỏa thuận với tất cả 16 bên chứ không phải riêng về quyền của nhà đầu tư.
Giới phân tích cho rằng nếu điều này xảy ra, Ấn Độ và Indonesia sẽ gặp những ảnh hưởng bất lợi của chương trình bảo vệ nhà đầu tư trong khuôn khổ RCEP. Hiện nay, hầu hết hiệp định bảo hộ đầu tư do Ấn Độ ký kết đều là hiệp định đầu tư song phương (BIT), ngoại trừ Hiệp định thương mại tự do (FTA) Ấn Độ - Nhật Bản. Ấn Độ đã có ý định chấm dứt hiệp định này và tính tới việc đàm phán lại dựa trên một mô hình BIT mới. Dù mô hình BIT mới của nước này có nhiều hạn chế hơn trong các điều khoản so với các quy tắc được đưa ra trong RCEP, song với việc ký kết RCEP, Ấn Độ đang làm suy yếu những nỗ lực của mình nhằm kiềm chế khả năng của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc khởi kiện quốc gia và thúc đẩy một khuôn khổ bảo hộ đầu tư khác, trong đó đề cao quyền điều chỉnh của chính phủ.
Trong khi đó, trong bối cảnh Trung Quốc đang hưởng lợi từ hệ thống thương mại tự do an toàn, cởi mở và ổn định thì trong nửa cuối nhiệm kỳ của mình, Chủ tịch Tập Cận Bình có thể vẫn để Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đóng vai trò dẫn dắt quá trình đàm phán RCEP, cũng như để Mỹ đóng vai trò chủ đạo về an ninh ở khu vực Trung và Nam Á cho đến khi Bắc Kinh thâm nhập sâu hơn vào hệ thống quy tắc ở Đông Á phù hợp với những lợi ích chiến lược của nước này.
Ngay từ tháng 11/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công khai thúc đẩy ý tưởng về nền ngoại giao nước lớn mang đặc điểm Trung Quốc. Nói cách khác, đây là ý tưởng về một chính sách ngoại giao quyết đoán hơn mang bản chất một cường quốc kinh tế đang nổi của Trung Quốc, nhằm đạt được những lợi ích quốc gia. Thực tế, chính sách thương mại toàn cầu của Chủ tịch Tập Cận Bình là nhằm khẳng định vai trò lãnh đạo khu vực của Bắc Kinh đối với quá trình gắn kết và củng cố nền kinh tế toàn cầu dưới “gậy chỉ huy” của Trung Quốc. Do đó, hoàn toàn dễ hiểu khi nói rằng chính sách ngoại giao và những lợi ích chiến lược của Trung Quốc sẽ nhắm đến mục tiêu cuối cùng là biến vai trò lãnh đạo này thành vị thế thống trị an ninh khu vực, tiến tới vai trò chủ đạo trong nền chính trị khu vực cũng như toàn cầu, trong bối cảnh khu vực Đông Á chiếm phần lớn tăng trưởng kinh tế thế giới.
Rõ ràng, ngày càng có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Trung Quốc và sự năng động thương mại khu vực, nhất là trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên và đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, một mặt sự phụ thuộc lẫn nhau này ngăn cản Bắc Kinh thực hiện chính sách đối ngoại “chèn ép” nước khác, mặt khác lại thúc đẩy những lợi ích chiến lược của Trung Quốc vượt ra khỏi khuôn khổ khu vực Đông Á để tìm kiếm sự kiểm soát địa hạt kinh tế ở khu vực Trung và Nam Á.
Trong bối cảnh các nước Đông Nam Á thực sự không muốn cắt đứt quan hệ với Washington, song cách tiếp cận đầy mâu thuẫn của Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang khiến các nước ASEAN hoang mang. Điều này làm nảy sinh những hy vọng rằng chấp nhận cuộc chơi thương mại của Chủ tịch Tập Cận Bình là cách tốt nhất để đảm bảo sự ổn định kinh tế khu vực và có thể duy trì tình trạng “sóng yên biển lặng” trong mối quan hệ Mỹ-Trung vốn được khởi động từ những năm 1970.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một hiệp định thương mại tự do bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand) hướng tới mục tiêu hình thành Hiệp định thương mại tự do Đông Á và khởi đầu cho Đối tác Kinh tế toàn diện Đông Á. |
Tin liên quan
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Áng khai thác hàng siêu trường siêu trọng
Doanh nghiệp đề xuất nhiều vấn đề với cơ quan Hải quan
Trung tâm Phục vụ hành chính công của TP Hà Nội có gì đặc biệt?
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform