Hết nhanh là... chậm?
Từng làm mưa làm gió trên thị trường đồ ăn nhanh Trung Quốc (và vẫn đang là hai đế chế hùng mạnh nhất, chiếm giữ tới 38% thị phần), nhưng những ngày hoàng kim của Yum! Brands Inc (chủ sở hữu các thương hiệu KFC, Pizza Hut, Taco Bell) và McDonald có lẽ đã qua. Người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầu chuyển sang lựa chọn những đồ ăn “lành mạnh” hơn: những “đồ ăn chậm” truyền thống như lẩu và bánh bao hấp. Bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy Yum! và Mc Donald đều bớt “nóng” là kế hoạch bán thương quyền kinh doanh của cả hai đều không suôn sẻ như mong đợi.
Theo giới quan sát, cách đây 5 năm, thì việc hai ông lớn bán thương quyền hẳn đã làm giới đầu tư dậy sóng; nhưng giờ đây nó không được đón nhận nồng nhiệt cho lắm. Yum! vẫn đang kinh doanh khá tốt tại Trung Quốc với 7.200 cửa hàng, song tổng thị phần trên thị trường đã giảm mạnh từ 40% (năm 2012) xuống còn 23,9% (năm 2015), trong khi thị phần của McDonald đã giảm từ mức 16,5% (năm 2013) xuống chỉ còn 13,8% (năm 2015), theo số liệu từ Euromonitor International.
Ông Hao Yongqiang, Phó Giám đốc Hiệp hội Chuỗi nhượng quyền Trung Quốc (đơn vị chuyên tổ chức các cuộc hội chợ triển lãm hàng năm để “bắc cầu” giữa các thương hiệu thức ăn nhanh với khách hàng nhượng quyền tiềm năng) nói thẳng: "Các công ty đang hoạt động trong ngành công nghiệp này biết rằng thương hiệu của Yum! và McDonald có giá trị lớn, nhưng nó đã lỗi thời trong tâm trí người tiêu dùng; nhất là khi so sánh với số tiền đầu tư hàng tỷ USD”.
Dường như những thành công của KFC và McDonald tại Trung Quốc trong suốt 30 năm qua (Yum! mở cửa hàng KFC đầu tiên ở gần Quảng trường Thiên An môn – Bắc Kinh vào năm 1987) là do sự mới lạ của khẩu vị Mỹ, chứ không phải do giá thấp hay do mùi vị hấp dẫn không cưỡng nổi của đồ ăn! Một khi các yếu tố mới lạ qua đi, chuỗi nhà hàng địa phương có giá rẻ hơn, chịu khó chiều khách hơn, đã và sẽ khiến người tiêu dùng nghĩ lại.
Tất nhiên, sự mới lạ của các sản phẩm trong phân khúc "cao cấp giá cả phải chăng" vẫn tiếp tục hấp dẫn tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng mạnh mẽ ở Trung Quốc, không chỉ ở các thành phố lớn mà cả các đô thị loại 2, loại 3. Cùng với các hãng đồ ăn nhanh, Starbucks đang hưởng lợi: họ phát triển khoảng 500 cửa hàng mỗi năm tại Trung Quốc. Nhưng trào lưu uống cà phê Starbucks chắc cũng không kéo dài mãi, nếu người khổng lồ cà phê không tự làm mới mình, cả về sản phẩm lẫn cung cách phục vụ.
Tin liên quan
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng ra công điện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
10:56 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
18:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương
08:32 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất mở đường bay thẳng giữa TP Los Angeles và TPHCM
15:31 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên nhân nào làm CPI 9 tháng tăng?
15:01 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
09:21 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
5 nhóm tiêu chí để lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công
Ngành Tài chính tập trung nguồn lực đảm bảo tiến độ, chất lượng các đề án chính sách
Biên giới Tây Nam mùa nước nổi: Nguy cơ bùng phát buôn lậu thuốc lá
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics