Hình thành “sếu đầu đàn” cho công nghiệp Việt Nam
Quá phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, công nghiệp Việt thiếu sức cạnh tranh | |
7 nguy cơ "đe dọa" tới sự phát triển công nghiệp Việt Nam |
Trong cơ cấu giá trị gia tăng các sản phẩm XK của Việt Nam, giá trị gia tăng từ các yếu tố bên ngoài vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Ảnh: N.Thanh |
"Phụ thuộc lớn vào yếu tố bên ngoài”
Theo ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), quá trình phát triển công nghiệp của Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập thời gian qua cho thấy, ngành này đã đạt được những kết quả tương đối toàn diện, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, tạo dựng vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, công nghiệp Việt Nam phát triển mất cân đối nghiêm trọng, phụ thuộc lớn vào các yếu tố bên ngoài.
Ông Hoàn phân tích: công nghiệp nặng là ngành tạo ra nền tảng vật chất cho nền kinh tế-xã hội, là động lực quan trọng nhất thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhanh và bền vững nhưng chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, sản xuất trong nước phụ thuộc phần lớn vào linh phụ kiện, nguyên vật liệu NK khiến giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp nội địa rất thấp; đồng thời dễ bị tổn thương trước những biến động về chính trị - kinh tế - xã hội trong và ngoài nước.
9 tháng năm 2022, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp ước tăng 9,63% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,69%, đóng góp 2,74 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,71%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,03%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 4,42%, đóng góp 0,15 điểm phần trăm trong mức tăng chung. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 9/2022 ước tăng 1,8% so với tháng 8/2022 nhưng tăng tới 13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng, IIP tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. |
“Trong cơ cấu giá trị gia tăng các sản phẩm XK của Việt Nam, giá trị gia tăng từ các yếu tố bên ngoài vẫn chiếm tỷ lệ lớn, trong khi tỷ lệ giá trị gia tăng nội địa còn thấp, chưa có nhiều chuyển dịch đáng kể”, lãnh đạo Cục Công nghiệp nhấn mạnh.
Yếu tố quan trọng khác được ông Ngô Khải Hoàn đề cập tới là, tác nhân chính để tạo ra chuyển dịch cơ cấu và giá trị trong công nghiệp Việt Nam là các DN FDI chứ không phải là các DN trong nước. Đặc biệt, các DN 100% vốn FDI đang đóng vai trò chủ đạo trong XK và tăng trưởng của Việt Nam. Mối liên hệ, kết nối giữa DN FDI và DN trong nước lỏng lẻo, không tạo ra tác động lan tỏa giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế trong nước, dẫn đến tình trạng “một quốc gia, hai nền kinh tế” (khu vực FDI và khu vực trong nước).
Từ góc độ DN, ông Bùi Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vina Electric chia sẻ: Vina Electric là hãng sản xuất thiết bị điện, song hiện nay do thiếu các nhà sản xuất linh kiện trong nước nên DN phải NK ở nước ngoài. Điều này khiến chi phí gia tăng, từ đó tác động không nhỏ tới sức cạnh tranh của DN trên thị trường ngành điện với các DN nước ngoài tại Việt Nam.
“Thời gian qua, Đảng và Nhà nước có rất nhiều chính sách hỗ trợ DN tiếp cận công nghệ mới. Tuy nhiên, công nghệ mới có chi phí đầu tư rất lớn, không phải DN nào cũng tiếp cận được. DN rất mong chính sách cần kịp thời, giảm các hàng rào thủ tục hành chính và đi sâu hơn nữa vào các DN, không chỉ DN lớn mà cả DN nhỏ và vừa”, ông Tuấn nói.
Tập trung nguồn lực hình thành “sếu đầu đàn”
Ông Ngô Khải Hoàn cho biết, Bộ Công Thương đang tham gia xây dựng nhiều chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng, Nhà nước về công nghiệp hóa và phát triển công nghiệp, nhằm hiện thực hóa các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tại Nghị quyết Đại hội XIII. Trong đó, quan trọng nhất là tham gia xây dựng Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nghiên cứu xây dựng Luật Phát triển công nghiệp.
Bộ Công Thương sẽ tham mưu để Đảng, Quốc hội, Chính phủ xem xét ban hành các chính sách lớn về phát triển công nghiệp với định hướng lớn như: xác định rõ tầm quan trọng của phát triển công nghiệp trong quá trình hiện đại hóa đất nước, từ đó tập trung các nguồn lực của quốc gia để phát triển công nghiệp, lấy công nghiệp làm đòn bẩy kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác; xác định rõ các tiêu chí về công nghiệp hoá làm căn cứ xây dựng các mục tiêu cụ thể và lộ trình rõ ràng cho giai đoạn tới.
Đáng chú ý, Bộ Công Thương định hướng xây dựng các chính sách phát triển công nghiệp với trọng tâm hướng vào thành phần kinh tế ngoài quốc doanh; tập trung các nguồn lực để thúc đẩy hình thành các tập đoàn công nghiệp tư nhân lớn, đóng vai trò dẫn dắt hệ thống DN công nghiệp nội địa và vươn ra thị trường khu vực.
Liên quan đến Luật Phát triển công nghiệp, lãnh đạo Cục Công nghiệp thông tin thêm: hiện, Chính phủ đã thông qua Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phát triển công nghiệp. Bộ Công Thương đang tiến hành tiếp thu, giải trình ý kiến các cơ quan của Quốc hội để tiếp tục hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phát triển công nghiệp, báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật giai đoạn 2023 – 2024.
Bày tỏ mong muốn của DN với các chính sách phát triển công nghiệp trong thời gian tới, ông Bùi Văn Tuấn nhấn mạnh: “Các cơ quan quản lý nhà nước khi xây dựng chính sách cần xác lập mục tiêu cụ thể hơn các yếu tố như ban hành cho ai, đối tượng DN nào? Các chính sách cần tạo ra “sân chơi” công bằng cho các doanh nghiệp”.
Nhấn mạnh vào góc độ ngành công nghiệp hỗ trợ, ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội Cơ khí-Điện TPHCM cho rằng, hiện nay nguồn lực của các DN Việt Nam chưa lớn. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thiết thực hơn cho DN; đồng thời có thêm những chính sách ưu đãi cho DN đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, cụ thể như ưu đãi về thuế, ưu đãi tín dụng...
“Đặc biệt, Nhà nước cần có quỹ đầu tư để phục vụ cho phát triển DN công nghiệp hỗ trợ trong thời gian 5 năm đầu tiên sau khi thành lập DN; có các chính sách ưu đãi, khuyến khích hơn với các DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ áp dụng các kỹ thuật mới, có tính cạnh tranh hay có năng lực đáp ứng tốt với yêu cầu của thị trường”, ông Tống nói.
Tin liên quan
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của năm nay
13:31 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Việt Nam tự tin sẽ có thêm giáo trình chất lượng đóng góp cho WCO
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
Hội thao Cụm thi đua số 1 thành công với nhiều giải thưởng
May Tiền Tiến được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics