Hỗ trợ “đội quân thuyền thúng ra khơi”
Hỗ trợ DNNVV là công việc luôn được Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện để đội ngũ DN này phát triển. Ông có thể cho biết về sự cần thiết phải xây dựng một luật riêng hỗ trợ DNNVV?
Trong 15 năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ DNNVV, tuy nhiên, trong mỗi nhóm chính sách đều còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục giải quyết.
Nhiều nước trên thế giới, vấn đề hỗ trợ DNNVV đã có từ rất lâu. Các nước phát triển như Mỹ hay Nhật Bản đã đặt ra vấn đề này ngay sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc. Nhật Bản xây dựng Luật Hỗ trợ DNNVV từ năm 1959, Hoa Kỳ cũng đã xây dựng luật từ năm 1953, sau đó lần lượt các nước khác cũng học theo mô hình Nhật Bản như Hàn Quốc hay một số nước Đông Nam Á xung quanh chúng ta như Thái Lan, Philippines, Malaysia...
Rõ ràng về mặt thời gian, các nước đã có nhiều kinh nghiệm xây dựng pháp luật DNNVV. Về phân loại chính sách hỗ trợ, thông thường họ có 2 hệ thống văn bản quy phạm, một là hệ thống luật cơ bản về DNNVV; hai là hệ thống luật hỗ trợ chuyên ngành ví dụ như hỗ trợ về tài chính, khoa học công nghệ, hỗ trợ về thông tin hay một số lĩnh vực khác cho DNNVV.
DN có thể kỳ vọng gì ở những chính sách hỗ trợ được xây dựng trong dự thảo Luật, thưa ông?
Chúng tôi hiểu là DN kỳ vọng lớn vào việc xây dựng một luật riêng hỗ trợ DNNVV mà ở đó có thể đưa ra những hình thức hỗ trợ DN một cách thiết thực nhất. Về phía chúng tôi, chúng tôi dự kiến cố gắng trong việc xây dựng luật là thống nhất trong nhận thức cũng như nhu cầu giữa khối DNNVV với các cơ quan bộ ngành, từ đó chúng ta mới có thể có sự điều phối, kết nối chính sách tốt hơn. Ngoài ra nội dung của những chính sách giải pháp ở đây cũng là sự ưu tiên của Chính phủ đối với sự phát triển của DN hiện nay.
Có thể thấy các DNNVV khá năng động, vậy chính sách cũng cần thích ứng phù hợp, dự thảo Luật đề cập đến vấn đề này như thế nào?
Hiện tại đang có 2 quan điểm hơi trái chiều nhau. Quan điểm thứ nhất là tạo lập một môi trường chung ổn định, minh bạch, rồi tự bản thân môi trường đó sẽ phát huy sự sáng tạo của DN. Đây là quan điểm của các nước phát triển, các nước phương Tây như Mỹ, Anh, các nước châu Âu. Quan điểm thứ hai hơi đối lập với nhóm quan điểm thứ nhất là cần có chính sách hỗ trợ cụ thể. Từ những chính sách cụ thể này, những đối tượng hưởng lợi được tiếp nhận lợi ích một cách trực tiếp. Đây là quan điểm của Việt Nam và một số nước châu Á. Cả 2 quan điểm đều có ưu điểm và nhược điểm, vậy câu hỏi là làm sao có thể hài hòa được vấn đề này không chỉ trong xây dựng chính sách mà còn trong quá trình thực hiện.
Đối với Việt Nam, rõ ràng chúng ta vẫn cần một số chính sách hỗ trợ trực tiếp, việc này có ưu điểm ở chỗ là có sự năng động. Tuy nhiên, chính sách năng động thì dễ thay đổi, mất nhiều thời gian xây dựng chính sách nên đến khi DN đã có nhu cầu nhưng phải chờ một thời gian nhất định để xây dựng và ban hành.
Trong trường hợp của Việt Nam, chúng tôi dự kiến nhấn mạnh một số nội dung làm sao hỗ trợ được DNNVV ví dụ như hỗ trợ khả năng đổi mới sáng tạo, hỗ trợ DN trong các chuỗi giá trị cũng như hỗ trợ DN tạo lập giá trị gia tăng cao.
Ngoài ra, chúng tôi cũng cố gắng đưa ra các hình thức mới. Ví dụ như đối với hỗ trợ chung cho DNNVV là hỗ trợ liên quan đến lãi suất cho vay, hỗ trợ liên quan đến việc áp dụng đa dạng các sản phẩm tài chính, ưu đãi hơn so với các DN lớn về thuế Thu nhập DN. Một số chính sách khác cũng quan trọng như hỗ trợ liên quan đến mặt bằng sản xuất, hỗ trợ DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo.
Chúng ta có thể thấy, trong các văn bản luật đều không có quy định nào về phân biệt đối xử, nhưng trên thực tế DNNVV gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh so với các DN lớn. Theo kinh nghiệm của thế giới, phải làm sao để Luật này sẽ giúp đỡ các DNNVV được bình đẳng trong hoạt động chứ không phải nhằm đưa ra ưu đãi cho một nhóm DN nào cả. Các DN cũng mong muốn là làm sao xây dựng được một môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng để DN có thể sáng tạo và hoạt động mà thôi.
Vậy các đối tượng được hỗ trợ sẽ được xác định theo tiêu chí nào, thưa ông?
Về đối tượng hỗ trợ trong Luật này thì chúng ta lại quay về khái niệm thế nào là DNNVV. Từ trước đến nay chúng ta đã có những lần định nghĩa khác nhau. Trước đây Nghị định 90 về trợ giúp phát triển DNNVV năm 2001 đã đưa ra định nghĩa DNNVV là cơ sở sản xuất kinh doanh có số lao động trung bình hàng năm không quá 300 lao động hoặc vốn đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷ đồng. Đến năm 2009, Nghị định 56 (Về trợ giúp phát triển DNNVV) ra đời có đưa ra hệ thống khái niệm về DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa trong 3 nhóm ngành lớn khác nhau.
Do đó, đối với dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV, chúng tôi dự kiến có thể giữ nguyên định nghĩa này hoặc thay đổi một trong hai tiêu chí. Dự kiến giữ nguyên tiêu chí về lao động, còn tiêu chí về tổng tài sản thì có thể thay thế bằng tiêu chí về tổng doanh thu sẽ dễ dàng hơn trong xác định tiêu chí để hỗ trợ. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây không phải là xác định tiêu chí cứng về DNNVV mà tùy mục đích, nội dung của DNNVV mà cơ quan quản lý Nhà nước có thể đưa ra chương trình hỗ trợ hiệu quả nhất.
Như ông vừa nói, dự thảo Luật sẽ xây dựng những chương trình hỗ trợ DN đào tạo, tiếp cận khoa học công nghệ, vậy nguồn lực cho những hoạt động này theo thiết kế của dự thảo luật sẽ lấy từ đâu, thưa ông?
Nguồn vốn trong dự thảo Luật ban đầu vẫn lấy từ ngân sách Nhà nước. Chúng tôi cũng huy động nhiều nguồn khác như huy động từ nước ngoài, các nhà tài trợ. Đồng thời một điểm mới trong dự Luật là cố gắng huy động vốn từ khu vực tư nhân. Chúng ta sẽ huy động các nguồn lực khác nhau để xây dựng các chương trình dự án hỗ trợ DNNVV. Theo chương trình xây dựng văn bản pháp luật của Quốc hội đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, dự kiến vào kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV (tháng 10-2016), dự thảo Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến và dự kiến thông qua vào kỳ họp tháng 5-2017.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng ra công điện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
10:56 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
18:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương
08:32 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất mở đường bay thẳng giữa TP Los Angeles và TPHCM
15:31 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên nhân nào làm CPI 9 tháng tăng?
15:01 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
09:21 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics