Hoạch định phát triển theo vùng
Dù vậy, với nguồn lực còn hạn chế thì việc phân bổ như thế nào cho tối ưu cũng còn những điểm cần phải nghiên cứu thay đổi. Tại tọa đàm tham vấn ý kiến chuyên gia về báo cáo nghiên cứu “Chẩn đoán điểm nghẽn tăng trưởng và Bản đồ năng lực sản xuất của Việt Nam” do Ban Kinh tế Trung ương và cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (UAID) tổ chức ngày 13-12 tại Hà Nội, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã nhận định, Việt Nam có quy mô kinh tế không lớn, dân số cũng không lớn nhưng có tới 63 tỉnh thành, phân bổ nguồn lực vẫn nặng tính chia đều, vì vậy trong phát triển kinh tế nên hoạch định theo vùng hơn là theo tỉnh.
Thực vậy, hiện nay hầu như tỉnh nào cũng có trường đại học, có đài truyền hình riêng, một bảo tàng, đua nhau làm khu công nghiệp, rồi nhiều tỉnh cũng muốn có sân bay, cảng biển... Tâm lý “địa phương khác có tỉnh mình cũng phải có” còn tồn tại ở nhiều lãnh đạo địa phương. PGS. TS Trần Đình Thiên- Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam mới đây đưa ra nhận định, kinh tế Việt Nam được cấu thành từ 63 nền kinh tế địa phương và 1 nền kinh tế Trung ương giống hệt nhau nhưng độc lập với nhau, trong khi các tỉnh lại độc lập với nhau về quyền lực điều hành và lợi ích. Điều này đang gây lãng phí nguồn lực phát triển trên quy mô lớn, đồng thời khiến các tỉnh có xu hướng cạnh tranh không lành mạnh với nhau.
Nhìn thẳng thực tế, việc phân bổ nguồn lực dàn trải theo tỉnh, thành phố đang cho thấy những bất cập để tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển nên việc hoạch định phát triển kinh tế theo vùng cần sớm được triển khai sâu rộng. Hoạch định theo vùng sẽ tránh được những lãng phí từ những bản quy hoạch, kế hoạch chồng chéo, thậm chí loại trừ nhau; nguồn lực được tập trung vào các trọng điểm mang tính đòn bẩy cho cả vùng; xóa tính manh mún của nền kinh tế, tập hợp được lợi thế chung của cả khu vực để nâng quy mô với các dự án phát triển...
Mới đây, Chính phủ đã thành lập một số Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm và trước đó việc quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm đã được đề ra nhiều năm. Tuy nhiên, qua nhiều năm thực hiện các bản quy hoạch các vùng kinh tế còn chưa hình thành rõ nét, các hoạt động của Hội đồng Vùng kinh tế còn mờ nhạt.
Nền kinh tế hiện đang dần bước vào giai đoạn phát triển mới với các yêu cầu ngày càng cao, sự hội nhập ngày càng sâu rộng, các nguồn lực càng trở nên quý giá hơn, do đó đẩy mạnh hoạch định kinh tế theo vùng sẽ là một hướng đi tối ưu hóa các nguồn lực, tạo động lực nâng cao chất lượng phát triển của nền kinh tế.
Tin liên quan
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
08:20 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
18:35 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
06:41 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Thái Bình hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3
Nghệ An: Hiệu quả trong công tác phối hợp ngăn chặn ma túy, hàng cấm
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
Kiểm soát dòng tiền, hướng vào phân khúc phù hợp
Chủ động nguồn lực tài chính từ ngân sách để hiện đại hóa công tác quản lý thuế
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform