Hội nhập - đã chơi là phải tự tin
Ông có thể chia sẻ quan điểm của mình về cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam trước AEC?
AEC là hình mẫu liên kết của các nước đang phát triển. Nếu TPP cơ bản là luật chơi thị trường đàng hoàng, minh bạch thì AEC lại hướng tới tự do hóa và nhấn mạnh tới hợp tác, kết nối. Nếu bỏ chữ kết nối thì không còn là ASEAN. ASEAN là sân chơi thú vị bởi nó là một phần trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là một cơ hội “trời cho” để Việt Nam có thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Nếu không tận dụng được cơ hội này, 5-7 năm nữa, Việt Nam không thể thoát được bẫy thu nhập trung bình.
Có nhiều ý kiến lo ngại về khả năng hội nhập của DN Việt. Theo ông có đúng không?
Các DN Việt Nam mặc dù còn nhiều thách thức, khó khăn nhưng đều ủng hộ hội nhập và cho rằng, hội nhập đem lại cơ hội lớn để làm ăn kinh doanh. Thế nhưng, nếu đi sâu một chút, cái mà chúng ta lo ngại là sự hiểu biết một cách thực chất của DN về các cam kết, tiến trình hội nhập để chuyển hóa những cam kết, quy định, cách chơi ấy vào các ý đồ, kế hoạch, chiến lược kinh doanh thì thực sự còn yếu.
Nếu đi tìm hiểu, các DN lớn của Việt Nam, các tập đoàn kể cả của tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài đang khẩn trương lồng ghép các nội dung hội nhập vào chiến lược, ý đồ và kế hoạch kinh doanh. Chúng ta đều biết DN Việt Nam cũng giống như nhiều nước là có quy mô vừa nhỏ, nhưng cái vừa và nhỏ của DN Việt Nam là li ti và khả năng tiếp cận, chuyển hóa thành sự bài bản trong làm ăn là yếu và cái yếu này dẫn đến hai trường hợp của DN Việt Nam.
Một số ít DN cố gắng bươn chải, học hỏi để vươn lên. Tuy nhiên, bên cạnh đó là không ít DN chặc lưỡi, chờ vào cuộc chơi rồi vấp ngã và học cách đứng dậy.
Tôi từng hỏi một DN XK, sau khi ký Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), từ năm 2000 đến năm 2014, kim ngạch XNK của DN này tăng nhiều tỷ USD mỗi năm, nhưng 14 năm XK sang Hoa Kỳ, học phí mà DN phải trả như chi phí trong các vụ kiện tụng vào khoảng 60-70 triệu USD. Như vậy, nếu chúng ta muốn làm ăn bài bản, cần có sự đầu tư còn không thì anh phải trả phí trong quá trình hội nhập.
Vậy có đáng lo ngại không khi chưa nhiều DN thật sự có những chuẩn bị kỹ càng, thưa ông?
Với một đất nước mà nhiều nước lớn chưa công nhận là nền kinh tế thị trường, đời sống còn khó khăn, năng lực thể chế còn nhiều yếu kém, gắn với những cam kết hội nhập, quả thực đây là nghịch lý bởi nhiều nước có trình độ phát triển cao hơn mà còn e ngại với những hiệp định thế hệ mới. Ở đây có mấy câu hỏi. Một là: So với năng lực trình độ của Việt Nam, tham gia như vậy có nhanh quá không? Tôi nói là không. Việt Nam đã trải qua gần 30 năm đổi mới, đã học hỏi và rút được nhiều kinh nghiệm. Tất nhiên thách thức là lớn, tuy nhiên, chúng ta đã thấy được, để làm được cần chơi với những người giỏi, gắn với những hiệp định yêu cầu cao, qua đó học hỏi, gây áp lực thúc đẩy cải cách mà mình thấy cần thiết cho Việt Nam.
Hai là: DN Việt có trụ được không? Nền kinh tế có hưởng lợi được không? Thực tiễn khi ký BTA với Hoa Kỳ năm 2000 có lúc chúng ta e ngại bởi đó là một thị trường cao cấp, pháp lý phức tạp, làm sao chúng ta tiếp cận được. Thế nhưng sau 1-2 năm, Hoa Kỳ trở thành thị trường XK lớn nhất của Việt Nam. Thực tiễn đã chứng minh là ta làm được và đã chơi là phải tự tin.
Người Việt Nam chúng ta đủ nghị lực, khát vọng, ý chí và cũng đủ trí khôn nhưng đôi khi nếu không có sức ép, không nước đến chân thì không bộc lộ ra. Đây cũng là một lần, một cơ hội, một cách để những gì hay nhất, tốt nhất chúng ta hãy bộc lộ ra.
Với những điều ấy, tôi lạc quan với tiến trình hội nhập của Việt Nam nhưng không phải lạc quan tếu mà là sự lạc quan khi khát vọng trở thành cảm hứng, tư duy, suy nghĩ, tính toán và hành động của Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng ra công điện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
10:56 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
18:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương
08:32 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất mở đường bay thẳng giữa TP Los Angeles và TPHCM
15:31 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên nhân nào làm CPI 9 tháng tăng?
15:01 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
09:21 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics