IMF: Những cải cách giúp Việt Nam tận dụng tối đa kết quả chống dịch COVID-19
Lễ công bố xuất khẩu lô gạo 1.500 tấn đầu năm 2021 của Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đi Singapore và Malaysia, ngày 13/1/2021. Hai loại gạo được xuất khẩu trong lô hàng đầu năm này là gạo thơm Jasmine 85 có giá 680 USD/tấn và gạo thơm Hương Lài có giá 750 USD/tấn. Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN |
Theo báo cáo, bất chấp đại dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam vẫn trụ vững với mức tăng trưởng 2,9% trong năm 2020 (tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới) và dự kiến sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm 2021 nhờ thực hiện những bước đi quyết liệt để hạn chế suy thoái kinh tế và y tế. Việc áp dụng nhanh chóng các biện pháp kiểm soát, kết hợp với truy vết tích cực, xét nghiệm đúng đối tượng và cách ly các ca nghi mắc COVID-19 đã giúp tỷ lệ lây nhiễm và tử vong ở mức rất thấp trên cơ sở bình quân đầu người.
Việc Việt Nam đứng trong danh sách các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới trong năm ngoái là nhờ các hoạt động trong nước sớm phục hồi và hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ, đặc biệt là xuất khẩu điện tử công nghệ cao khi mọi người trên thế giới làm việc tại nhà.
Báo cáo cũng nhận định Việt Nam đối mặt với đại dịch COVID-19 với các nền tảng kinh tế cơ bản và vùng đệm chính sách vững chắc dù vẫn còn một số thách thức về cơ cấu cần được giải quyết. Kể từ khi thực hiện chính sách “Đổi mới” theo định hướng thị trường vào năm 1986, Việt Nam đi từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một nước có thu nhập trung bình thấp. Việc chuyển đổi cơ cấu từ nông nghiệp sang nền kinh tế hiện đại dựa trên hoạt động sản xuất nhờ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và “không để ai bị bỏ lại phía sau” đã giúp cải thiện mức sống. Đầu tư nước ngoài mạnh mẽ và thặng dư tài khoản vãng lai đã tăng cường khả năng chống chịu với nhân tố bên ngoài. Hệ thống ngân hàng được cải thiện đáng kể với khả năng sinh lời, thanh khoản cao hơn và ít nợ xấu hơn trước đây dù vẫn còn nhiều điểm yếu.
Việt Nam cũng đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc tăng cường khả năng tài chính công trước đại dịch COVID-19. Việc xây dựng các vùng đệm tài khóa, đối ngoại và tài chính trước khi xảy ra đại dịch COVID-19 cũng giúp Việt Nam có khả năng chống đỡ cú sốc tốt hơn. Tuy nhiên, bất chấp những kết quả thuận lợi này và những cải cách cơ cấu hiện nay, IMF nhận định vẫn còn nhiều dư địa để thúc đẩy năng suất và nâng cao khả năng phục hồi kinh tế.
Báo cáo của IMF cho rằng các chính sách kinh tế vĩ mô cần được duy trì trong năm 2021 để đảm bảo phục hồi một cách bền vững và toàn diện. Các chính sách trong ngắn hạn cần tập trung vào việc duy trì việc làm trong khi thúc đẩy sự phân bổ lại các nguồn lực. Cụ thể, việc này có thể được hiện thực hóa nhờ sử dụng trợ cấp tuyển dụng và các chính sách thị trường lao động tích cực để khuyến khích đào tạo việc làm. Mạng lưới an sinh xã hội hiện nay cần được mở rộng phạm vi bao phủ và nâng cao hiệu quả. Theo thời gian, các chính sách nên hướng tới mục tiêu giảm thiểu lao động phi chính thức bằng cách cải thiện kỹ năng lao động và giảm chi phí thuê/sa thải lao động chính thức, đồng thời khuyến khích hợp thức hóa doanh nghiệp.
Báo cáo cũng nhận định sự phục hồi bền vững cũng phụ thuộc vào việc đảm bảo ổn định tài chính. Các chính sách về tiền tệ, tài khóa và tài chính do chính phủ Việt Nam thực hiện đã giúp giảm thiểu nguy cơ gia tăng các vụ vỡ nợ và sa thải hàng loạt của các công ty trong thời gian trước mắt. Những hỗ trợ như vậy cần nhằm đúng đối tượng hướng đến các doanh nghiệp kém thanh khoản nhưng khả thi cho đến khi khả năng phục hồi vững chắc hơn. Ngoài ra, việc tiếp tục giám sát chặt chẽ song song với những nỗ lực giải quyết các khoản vay có vấn đề, cũng như tăng cường khuôn khổ quản lý và giám sát kịp thời sẽ giúp giải quyết các rủi ro của hệ thống tài chính cũng cần được đảm bảo. Báo cáo cũng khuyến nghị cần tiến hành cải cách quyết liệt hơn để tận dụng tối đa tiềm năng tăng trưởng to lớn của Việt Nam. Điều này đòi hỏi phải giải quyết các nguyên nhân khiến năng suất thấp.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng lưu ý cần ưu tiên cải thiện môi trường kinh doanh và đảm bảo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua cải cách hướng tới giảm gánh nặng pháp lý cho các doanh nghiệp, cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn lực, tăng cường quản trị và tiếp cận công nghệ, đổi mới và giảm chênh lệch kỹ năng. Những cải cách trong các lĩnh vực này cũng sẽ giúp Việt Nam gặt hái được nhiều lợi ích hơn từ việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong thế giới sau đại dịch COVID-19.
Tin liên quan
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết phục vụ người dân Việt Nam
17:05 | 20/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết
11:08 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu
10:03 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ vươn lên thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam
09:13 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung tâm Phục vụ hành chính công của TP Hà Nội có gì đặc biệt?
07:49 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
21:12 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(PHOTO) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 1 năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
09:07 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
20:11 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ
10:06 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Muối, gạo và lương
06:31 | 22/09/2024 Người quan sát
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
21:12 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
20:57 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
Xử lý 5.265 vụ vi phạm nộp ngân sách trên 180 tỷ đồng
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
Việt Nam có cơ hội lớn gia nhập ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực hàng không, vũ trụ
Nghệ An bắt 3 đối tượng mua bán 3.400 viên ma túy tổng hợp
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform