Kết quả tích cực trong đấu tranh chống gian lận xuất xứ
Điều tra chống lẩn tránh chống bán phá giá, chống trợ cấp đường Thái Lan | |
Hải quan Lạng Sơn: Ngăn chặn gian lận xuất xứ hàng hóa | |
Kiến nghị bổ sung chính sách chống gian lận xuất xứ |
Lô hàng túi xách nghi vấn gian lận xuất xứ Việt Nam do Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 (Cục Hải quan TPHCM) phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Mỹ Tho (Cục Hải quan Long An) phát hiện, bắt giữ. |
Nhiều kết quả tích cực
Theo Cục Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ), định hướng xuyên suốt trong năm 2021 là tập trung triển khai chuyên đề xuất xứ theo hướng tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục Hải quan chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra chống gian lận xuất xứ, giả mạo xuất xứ, nhãn mác, chuyển tải bất hợp pháp có trọng tâm, trọng điểm trong bối cảnh khối lượng công việc ngày càng tăng và nhân lực có hạn.
Trong đó, tập trung thanh tra, kiểm tra vào các doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu vào 3 thị trường là Mỹ, EU, Ấn Độ và có sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Từ kết quả đấu tranh chống gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sẽ tiếp tục tham mưu xây dựng để hoàn thiện các chính sách, quy định của nhà nước đối với xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
Ghi nhận kết quả trong công tác đấu tranh chống gian lận giả mạo xuất xứ, Chủ tịch nước đã tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất cho tập thể Cục KTSTQ và Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhì cho 2 cá nhân thuộc TCHQ. Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua cho tập thể Cục KTSTQ và Bằng khen cho 3 cá nhân thuộc Cục KTSTQ.
|
Với định hướng trên, quý 1, Cục KTSTQ đã ban hành 39 quyết định kiểm tra, đã kết thúc kiểm tra đối với 29 doanh nghiệp, phát hiện 17 doanh nghiệp vi phạm về xuất xứ, buộc doanh nghiệp nộp lại khoản thu lợi bất hợp pháp, xử phạt vi phạm hành chính và vi phạm khác là 23,5 tỷ đồng.
Trong quý 2, 3, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp trên toàn quốc nên công tác thanh tra, kiểm tra đều phải tạm dừng, công tác kiểm tra của Cục KTSTQ cũng chịu ảnh hưởng chung. Tuy nhiên, trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trên phạm vi toàn quốc, thực hiện chỉ đạo của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về tăng cường KTSTQ trong phòng chống gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp, Cục đã tăng cường công tác thu thập phân tích thông tin, xây dựng kế hoạch kiểm tra, trong đó vẫn tập trung ưu tiên kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Mỹ, bên cạnh đó mở rộng sang các thị trường EU và Ấn Độ. Theo đó, Cục chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch phải sát tình hình thực tiễn, nâng cao hiệu quả của kế hoạch đảm bảo cho công tác kiểm tra phát hiện đúng doanh nghiệp vi phạm, kịp thời xử lý. Dự kiến khi bước sang trạng thái bình thường mới, Cục KTSTQ sẽ triển khai công tác kiểm tra và tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục giao cho các cục hải quan địa phương tiến hành kiểm tra đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp vào các thị trường Mỹ, EU, Ấn Độ.
Cần gỡ vướng về chính sách
Dù đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng theo Cục KTSTQ, quá trình xử lý vi phạm còn nhiều khó khăn, vướng mắc như: các quy định pháp luật chưa quy định cụ thể thế nào là hàng hóa có xuất xứ Việt Nam; cách thức thể hiện trên tem nhãn hàng hóa? Nghị định thay thế Nghị định 43/2017/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa, được dự thảo đã lâu nhưng chưa được ban hành. Hay, Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có hiệu lực thi hành từ cuối năm 2020, quy định việc xử lý về hành vi giả mạo xuất xứ chế tài rất nặng (tại Điều 17) nhưng khi tiến hành xử lý trên thực tiễn thì không xử lý được. Lý do là chưa có quy định cụ thể, thống nhất cách hiểu thế nào là “giả mạo xuất xứ” nên dẫn đến tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện khi tiến hành xử lý.
Để hoạt động phòng chống gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp hàng Việt Nam xuất khẩu có hiệu quả, đề nghị cơ quan chức năng sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 43, trong đó quy định rõ thế nào là hàng hóa có xuất xứ Việt Nam, cách thức ghi tem nhãn.
Đồng thời, các cơ quan chức năng báo cáo Chính phủ sửa Điều 17 Nghị định 128/2020/NĐ-CP cho phù hợp với thực tiễn, đảm bảo xử lý nghiêm đối với các hành vi gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp nhưng cũng giảm thiểu khiếu nại, khiếu kiện kéo dài.
Đối với các cục hải quan địa phương, Cục KTSTQ đề nghị thực hiện dứt điểm các cuộc kiểm tra được phân công theo kế hoạch đối với chuyên đề kiểm tra xuất xứ hàng xuất khẩu, chuyên đề kiểm tra hạt điều sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Cùng với đó, cần báo cáo cụ thể, kịp thời về Tổng cục Hải quan để tổng hợp, phân tích, đánh giá chung về hiệu quả của chuyên đề, làm căn cứ cho việc xây dựng định hướng kiểm tra cho các giai đoạn mới.
Đối với chuyên đề KTSTQ mặt hàng hạt điều, đầu tháng 9/2021, bước đầu Cục Kiểm tra sau thông quan đã có kết luận kiểm tra đối với 18 vụ việc và phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm. Đó là, 2 doanh nghiệp có hành vi gian lận về xuất xứ hạt điều thuần túy Việt Nam. Theo yêu cầu quy tắc xuất xứ thuần túy đối với điều nhân xuất khẩu của Việt Nam (mã HS 08xx), tức là 100% nguồn điều thô nguyên liệu có xuất xứ từ thị trường trong nước. Cơ quan Hải quan sẽ xem xét xử lý 2 công ty về hành vi vi phạm xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu. 4 doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất xuất khẩu có nghi vấn bán tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, khi cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra, doanh nghiệp không có trụ sở, không còn hoạt động sản xuất tại địa điểm đăng ký kinh doanh, Cục KTSTQ đã chuyển thông tin về 4 doanh nghiệp này đến Công an tỉnh Bình Phước để tiếp tục làm rõ dấu hiệu vi phạm bán tiêu thụ nội địa. Ngoài ra, Cục KTSTQ đang trao đổi với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xem xét các dấu hiệu vi phạm để tiến hành khởi tố đối với 1 doanh nghiệp.
|
Cùng chủ đề: Chống gian lận xuất xứ
Tin liên quan
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 82 phát hành ngày 11/10/2024
20:21 | 10/10/2024 Thông báo
Hải quan hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ góp phần cải thiện môi trường đầu tư
16:20 | 09/10/2024 Hải quan
Doanh nghiệp giảm chi phí nhờ tuân thủ tốt pháp luật hải quan
15:33 | 09/10/2024 Hải quan
Hải quan Kiên Giang có tân nữ Phó Cục trưởng
21:48 | 10/10/2024 Hải quan
Giải pháp phát triển đại lý thủ tục hải quan trong bối cảnh mới
16:50 | 10/10/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Trị đào tạo, bồi dưỡng cho công chức trẻ
15:49 | 10/10/2024 Hải quan
Trao tặng nhà Nghĩa tình đồng đội tại Hải Phòng
15:29 | 10/10/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ngãi: Hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhờ mặt hàng chủ lực
09:19 | 10/10/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nam Ninh đồng hành cùng DN tiêu biểu tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình
21:07 | 09/10/2024 Hải quan
Rút ra nhiều bài học từ hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ
20:14 | 09/10/2024 Hải quan
Doanh nghiệp cần chủ động tuân thủ tốt pháp luật hải quan
18:30 | 09/10/2024 Hải quan
Thành lập Tổ chỉ đạo xây dựng quy trình nghiệp vụ tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành
14:52 | 09/10/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh: Thu ngân sách gặp nhiều khó khăn
14:15 | 09/10/2024 Hải quan
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
20:51 | 08/10/2024 Hải quan
Ủng hộ đơn vị hải quan bị ảnh hưởng của bão số 3
17:11 | 08/10/2024 Hải quan
Thủ tục hoàn thuế nhập khẩu: Yêu cầu kê khai chi tiết nguyên liệu sản xuất xuất khẩu
14:54 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Xem xét sửa đổi quy định tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế
Đảm bảo an ninh thương mại toàn cầu cần hợp tác, trao đổi và xử lý thông tin trước khi hàng đến
Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua
Hải quan Kiên Giang có tân nữ Phó Cục trưởng
Công an TPHCM điều tra vụ tàng trữ thuốc lá lậu quy mô lớn
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics