Kiểm soát lạm phát năm 2022 sẽ phụ thuộc vào tình hình dịch Covid-19
Áp lực lạm phát sẽ đến ngay từ đầu năm 2022 | |
Áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn | |
Lạm phát trong năm 2022 khoảng 3% |
Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương. |
Thưa ông, ông có thể dự báo tình hình lạm phát của năm 2022?
Năm 2022, Quốc hội đã đề ra mục tiêu CPI bình quân khoảng 4%; tăng trưởng GDP vào mức 6-6,5%. Tuy nhiên, việc chúng ta có đạt được mục tiêu đó không phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến dịch Covid-19 trên thế giới và ở nước ta.
Chính vì vậy, chúng ta phải đề ra các kịch bản tính toán xem có đạt các chỉ tiêu đã đề ra hay không và phải căn cứ vào đó để xây dựng các phương án điều hành.
Ở kịch bản thứ nhất, nếu thế giới và nước ta kiểm soát tương đối tốt dịch bệnh thì kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng tương đối tốt, kinh tế Việt Nam nhờ đó cũng đạt được các mục tiêu đề ra. Trong bối cảnh đó, cầu và giá cả thế giới sẽ tăng mà giá cả thế giới tăng thì sẽ tác động tới nước ta. Khi đó, khả năng CPI bình quân sẽ đạt trên dưới 4%.
Kịch bản thứ 2 là diễn biến dịch tiếp tục phức tạp do biến chủng mới Omicron cộng với biến chủng Delta đang hoành hành. Trong bối cảnh đó, khả năng kinh tế thế giới khó phục hồi. Cùng với đó, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng. Khi đó, dự báo CPI sẽ chỉ đạt từ 2,5-3%.
Theo ông, các yếu tố nào sẽ ảnh hưởng tới CPI của năm 2022?
Đầu tiên phải kể đến các yếu tố thuận lợi. Nước ta đã có 7 năm liền (từ 2015-2021) đạt CPI dưới 4%. Thứ hai, trong 10 năm qua thì có tới 9 năm xuất siêu. Điều này đã giúp cho tỷ giá ổn định, ngoài ra dự trữ ngoại hối tăng cao giúp giảm áp lực lạm phát.
Bên cạnh đó, kinh tế vĩ mô của nước ta qua 2 năm dịch vẫn đang tương đối ổn định. Điều này tạo dư địa cho Chính phủ kiểm soát lạm phát.
Ở chiều ngược lại, cũng có các yếu tố bất lợi như: chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 khá cao (từ 6-6,5%) trong khi mô hình tăng trưởng vẫn dựa trên nhân tố đầu vào, trong đó, yếu tố vốn sẽ tạo sức ép lên lạm phát; các chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng để hỗ trợ phục hồi kinh tế sẽ ảnh hưởng đến lạm phát và các gói kích thích kinh tế sẽ tác động đến CPI.
Hơn nữa, việc giá cả nhiều nguồn tư liệu sản xuất tăng, cầu nội địa tăng do kinh tế phục hồi cộng với gói kích cầu lớn sẽ ảnh hưởng tới việc kiểm soát lạm phát.
Vậy, chúng ta cần những giải pháp gì để có thể đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát mà Quốc hội đã đề ra trong năm 2022?
Có thể nói, nếu lạm phát tăng thì nó sẽ xóa đi tất cả thành quả kinh tế đạt được trong thời gian qua. Chính vì vậy, chúng ta phải rất chú ý đến lạm phát, đặc biệt khi chúng ta thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nói lỏng trong thời gian tới.
Muốn kiềm chế lạm phát, trước mắt, phải đảm bảo đủ cung hàng hóa, tránh tình trạng tăng giá bất thường. Các cơ quan chức năng cũng phải tăng cường quản lý thị trường; thực hiện các biện pháp bình ổn giá (đặc biệt vào dịp lễ, Tết); thực hiện công khai, minh bạch thông tin để kiểm soát lạm phát kỳ vọng.
Còn về giải pháp dài hạn giúp kiềm chế lạm phát một cách bền vững, thời gian tới, chúng ta phải tiếp tục chuyển đổi mô hình từ tăng trưởng theo chiều rộng (chủ yếu dựa trên các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, tài nguyên) sang tăng trưởng theo chiều sâu (dựa trên đổi mới sáng tạo, năng suất lao động cao, trình độ khoa học - công nghệ cao). Có như vậy, nền kinh tế mới hoạt động hiệu quả hơn, từ đó giảm áp lực lạm phát.
Mới đây, tại kỳ họp Quốc hội bất thường, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày tờ trình dự thảo nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo ông, những gói này khi đưa vào triển khai sẽ tác động như thế nào lên nền kinh tế nói chung và lạm phát nói riêng?
Có thể nói, những gói kích cầu kinh tế, những chính sách tiền tệ nới lỏng hy vọng được Quốc hội sớm thông qua sẽ dẫn đến kinh tế có điều kiện phục hồi sau 1 năm bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, sau khi những gói này được ban hành, nếu như không có các biện pháp kiểm soát hiệu quả do lượng tiền lớn được cung ứng ra thì sẽ tác động lớn tới lạm phát.
Do đó, khi đưa ra những chính sách để tăng trưởng kinh tế thì phải tính đến hiệu quả của nó. Làm sao những chính sách này phải đến được đúng nơi, đúng chỗ, đúng lĩnh vực để thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Đồng thời cũng phải thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Chỉ có như vậy thì những những gói hỗ trợ mới đạt được mục tiêu.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên nhân nào làm CPI 9 tháng tăng?
15:01 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quyết liệt trong điều hành giá, giảm áp lực lên lạm phát
13:15 | 02/10/2024 Tài chính
Thời hạn thực hiện kiểm kê tài sản công đến hết ngày 31/3/2025
21:23 | 11/10/2024 Tài chính
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
Xem xét sửa đổi quy định tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế
08:43 | 11/10/2024 Tài chính
Việt Nam – Australia chia sẻ kinh nghiệm xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon
20:17 | 10/10/2024 Tài chính
Sửa đổi các vấn đề cần thiết, cấp bách trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
20:07 | 10/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
Hiệu quả hơn nhờ thanh toán tập trung giữa Kho bạc Nhà nước với các ngân hàng
09:00 | 09/10/2024 Tài chính
Ngành Tài chính tập trung nguồn lực đảm bảo tiến độ, chất lượng các đề án chính sách
07:34 | 09/10/2024 Tài chính
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
20:55 | 08/10/2024 Tài chính
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
20:34 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
19:36 | 08/10/2024 Tài chính
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh
14:52 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
Vinamilk đi đầu thúc đẩy tiêu dùng xanh
Audi Q6 e-tron đạt điểm đánh giá cao nhất về an toàn
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics