Kiểm tra chất lượng hàng hóa XNK theo đề án mới: Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: N.Linh. |
Xác định cách tiếp cận mới
Một trong những cách tiếp cận mới của mô hình là thay đổi cách tiếp cận từ kiểm tra chất lượng theo hàng hóa gắn với chủ hàng sang kiểm tra chất lượng theo hàng hóa. Cơ sở của cách tiếp cận này dựa trên thực tiễn kế thừa những điểm cải cách quy định tại văn bản pháp luật hiện có như Điều 17 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về áp dụng phương thức kiểm tra, cụ thể: Sau 3 lần liên tiếp kiểm tra chặt đạt yêu cầu sẽ chuyển sang kiểm tra thông thường, 3 lần liên tiếp trong vòng 12 tháng kiểm tra thông thường đạt yêu cầu sẽ chuyển sang kiểm tra giảm.
Hay tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP (được sửa đổi tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 154/2018/NĐ-CP) quy định việc áp dụng biện pháp miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 NK, cụ thể: Đối với hàng hóa NK có cùng tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật của cùng một cơ sở sản xuất, xuất xứ do cùng một người NK, sau 3 lần NK liên tiếp có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được cơ quan kiểm tra có văn bản xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng trong thời hạn 2 năm.
Theo Ban soạn thảo, các Nghị định trên đều đã có quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành, về chuyển đổi phương thức kiểm tra, áp dụng biện pháp miễn giảm kiểm tra chất lượng nhưng hiệu quả thực hiện chưa cao. Ví dụ Nghị định 74/2018/NĐ-CP quy định việc miễn kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 NK trong thời hạn 2 năm nhưng quy định phải có văn bản xác nhận miễn kiểm tra của cơ quan kiểm tra dẫn đến thực tế hàng hóa được miễn giảm kiểm tra là rất ít. Hơn nữa đối tượng được áp dụng miễn giảm theo các quy định này còn hạn chế vì cách tiếp cận tại các Nghị định này là theo hàng hóa gắn với chủ hàng (không phải theo hàng hóa).
Từ những quy định hiện có, vấn đề kiểm tra chất lượng hàng hóa sẽ có cách tiếp cận hoàn toàn mới, áp dụng đầy đủ thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro. Thể hiện ở việc mô hình mới xác định phương thức kiểm tra và mức độ kiểm tra theo hàng hóa, không phải là hàng hóa gắn với chủ hàng. Với việc thay đổi cách tiếp cận nêu trên sẽ làm tăng đối tượng hàng hóa được áp dụng phương thức kiểm tra thông thường (kiểm tra hồ sơ), kiểm tra giảm (chỉ kiểm tra ngẫu nhiên hồ sơ tối đa 5% trong tổng số hàng hóa thuộc diện kiểm tra giảm). Từ đó sẽ đem lại nhiều lợi ích rõ rệt như: Tỷ lệ lô hàng phải kiểm tra chất lượng giảm do áp dụng phương thức kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm hiệu quả, thực chất; thời gian thông quan giảm do tỷ lệ lô hàng phải kiểm tra chất lượng giảm, quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng đơn giản; doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian hơn do tỷ lệ lô hàng kiểm tra giảm, quy trình, thủ tục đơn giản hơn.
Mở rộng diện miễn kiểm
Bên cạnh đó, mô hình mới sẽ mở rộng đối tượng miễn kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, gồm: Tổng các trường hợp được miễn kiểm tra chất lượng đã được quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Nghị định 74/2018/NĐ-CP, Nghị định 85/2019/NĐ-CP, đồng thời bổ sung thêm vài trường hợp và nhân rộng chung cho tất cả các lĩnh vực kiểm tra chất lượng. Cụ thể, về miễn kiểm tra an toàn thực phẩm hiện đã có 13 trường hợp theo quy định được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm (gồm 9 trường hợp tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, được bổ sung thêm 4 trường hợp Nghị định 85/2019/NĐ-CP). Tại mô hình mới các trường hợp miễn kiểm tra an toàn thực phẩm được đề nghị áp dụng cho miễn kiểm tra chất lượng.
Về vấn đề miễn kiểm tra chất lượng hiện đã có 18 trường hợp theo quy định được miễn kiểm tra chất lượng (15 trường hợp tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, được bổ sung thêm 3 trường hợp Nghị định 85/2019/NĐ-CP). Đồng thời, tại mô hình mới các trường hợp miễn kiểm tra chất lượng được đề nghị cho miễn kiểm tra an toàn thực phẩm.
Với việc mở rộng đối tượng miễn kiểm tra sẽ mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Cụ thể, việc mở rộng đối tượng miễn trên nguyên tắc những đối tượng miễn giảm ở nghị định này (Nghị định 74/2018/NĐ-CP, Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Nghị định 85/2019/NĐ-CP) sẽ được xem xét miễn ở nghị định kia và ngược lại; đồng thời bổ sung thêm một vài trường hợp và nhân rộng áp dụng chung cho tất cả các lĩnh vực kiểm tra chất lượng sẽ làm tăng đối tượng và lô hàng không phải kiểm tra chất lượng.
Không chỉ mang lại lợi ích cắt giảm thủ tục, chi phí, thời gian, mô hình mới sẽ nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp, đảm bảo vai trò kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước thông qua việc áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa NK và thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên không quá 5% để đánh giá tuân thủ pháp luật. Theo mô hình mới việc áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro được thực hiện sâu rộng và thực chất trong quản lý đối với hàng hóa XNK nói chung, hàng hóa phải quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm NK nói riêng. Cơ quan quản lý tập trung nguồn lực để kiểm tra, kiểm soát đối với những lô hàng của những doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật, gian lận thương mại, những lô hàng rủi ro cao có khả năng vi phạm. Ngược lại, đối với những tổ chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật trong hoạt động XNK, những lô hàng không có rủi ro sẽ được hưởng chế độ ở mức đơn giản nhất, thời gian thông quan nhanh nhất, chi phí thấp.
Tuy nhiên, theo Ban soạn thảo, những thuận lợi đó không vì thế mà buông lỏng hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan quản lý vẫn thực hiện kiểm tra trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm hoặc ngẫu nhiên (không quá 5%) để đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan. Việc kiểm tra khi có dấu hiệu hoặc kiểm tra ngẫu nhiên không quá 5% có vai trò trong việc nâng cao tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, doanh nghiệp hiểu rõ cơ quan Hải quan có thể kiểm tra bất kỳ lúc nào. Từ đó đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm soát đối với hàng hóa NK của cơ quan quản lý.
Dự thảo mô hình mới sẽ bổ sung thêm các trường hợp miễn áp dụng chung cho tất cả các lĩnh vực kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm gồm: Thứ nhất, hàng hóa NK là hàng đơn lẻ để bảo hành, thay thế; hàng hóa là bộ phận của dây chuyền thiết bị đồng bộ. Thứ hai, hàng hóa NK từ nhà sản xuất đã được cơ quan có trách nhiệm của Việt Nam kiểm tra tại nguồn, do các bộ quản lý ngành, lĩnh vực bnan hành theo từng thời kỳ. Thứ ba, hàng hóa được sản xuất theo công nghệ tiên tiến và có xuất xứ từ những nước, vùng lãnh thổ có tiêu chuẩn chất lượng cao do các bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành theo từng thời kỳ. Thứ tư, miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng đối với hàng hóa NK mang nhãn năng lượng tiết kiệm được Việt Nam công nhận theo quy định của Bộ Công Thương. |
Tin liên quan
Doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa về thủ tục từ Hải quan Thái Bình
15:43 | 02/10/2024 Hải quan
Cơ khí, chế tạo Việt Nam đón sóng công nghệ mới
15:38 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu của TP Hồ Chí Minh tăng trưởng 10,2% so cùng kỳ
19:01 | 01/10/2024 Kinh tế
VPIM 2024: Giải chạy có đông nhiếp ảnh gia nhất từ trước tới nay
07:37 | 03/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cách nào phá vỡ thế độc quyền trong phân phối xăng dầu?
15:03 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Siêu thị tuyên chiến với thực phẩm “bẩn”
14:00 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
THACO AUTO bàn giao lô 237 xe tải Foton Ollin cho J&T Express Việt Nam
15:58 | 01/10/2024 Xe - Công nghệ
Ứng dụng AI để thúc đẩy năng lực kết nối ngành logistics Việt Nam
14:45 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cần hành động nhanh để bắt kịp xu thế “xanh”
14:08 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng tiếp sức doanh nghiệp phục hồi sau bão
11:18 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam đồng hành cùng chiến dịch “Nhặt rác bảo vệ môi trường”
11:10 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng phó cạnh tranh thương mại, doanh nghiệp buộc phải đổi mới công nghệ
18:21 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk góp thêm 1, nhân đôi hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
16:34 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng – Cái Mép đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
13:55 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
16:16 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Học tiêu chuẩn, hiểu cơ hội
06:12 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
VPIM 2024: Giải chạy có đông nhiếp ảnh gia nhất từ trước tới nay
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics