Kinh tế tư nhân hầu như không lớn được
Diễn đàn Triển vọng phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam 2019. |
Theo ông Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, khu vực kinh tế tư nhân mặc dù được coi là một khu vực kinh tế quan trọng nhưng đóng góp thực của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do môi trường kinh doanh còn nhiều hạn chế, khu vực kinh tế tư nhân còn nhiều rào cản. Trên thực tế, World Bank đã đánh tụt xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam xuống 1 hạng, xếp thứ 69/190 nước, khu vực kinh tế trong nước chủ yếu vẫn dựa vào kinh doanh cá thể (31% GDP), trong khi doanh nghiệp tư nhân chủ đóng góp rất hạn chế chỉ 8% GDP.
TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, kinh tế tư nhân là lực lượng quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường bình thường, đáng ra là phát triển mạnh nhất nhưng ở Việt Nam kinh tế tư nhân lại không lớn được.
Theo TS. Trần Đình Thiên, thể trạng của khu vực kinh tế trong nước vẫn yếu, hầu hết các DN chưa hồi phục lại được mức trước khủng hoảng (2010).
Mặc dù khu vực tư nhân có những bước tiến, song thực lực cơ bản vẫn là “nhỏ bé”, “manh mún” và “yếu kém”. Một số Tập đoàn kinh tế tư nhân trỗi dậy (VinGroup, Hòa Phát, Trường Hải, SunGroup), song chưa đủ sức làm xoay chuyển bức chân dung tổng thể của khu vực kinh tế tư nhân.
Trong khi đó, tốc độ cổ phần hóa DNNN vài năm gần đây không có bước tiến đáng kể. Nổi bật hơn cả là sự tăng trưởng mạnh của khu vực FDI, thể hiện xu thế “bành trướng” và “gây áp lực” lên khu vực nội địa một cách đáng lo ngại.
Đơn cử, số liệu về tương quan đầu tư giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam năm 2018 cho thấy khu vực kinh tế tư nhân chiếm hơn 23%, khu vực nhà nước chiếm 33% và khu vực FDI hơn 43%.
Nhận định về bất ổn của cơ cấu kinh tế Việt Nam, TS Trần Đình Thiên cho rằng, thực lực – đặc biệt là thực lực cơ cấu của nền kinh tế cải thiện chậm, hiện tại rất yếu. Theo đó, sản xuất GDP dựa chủ yếu vào thành phần kinh tế nhà nước (đóng góp 28%) và kinh tế hộ gia đình (đóng góp 32%).
Đây là 2 lực lượng có “vấn đề” nhất về năng lực: khu vực hộ gia đình là lực lượng nhỏ bé, manh mún và yếu kém nhất trong khi kinh tế Nhà nước hoạt động rất kém hiệu quả - thua lỗ lớn, nợ xấu nhiều, tiêu phí tài nguyên và nguồn lực quốc gia. Cả hai thành phần chủ yếu tạo GDP này đều có sức cạnh tranh yếu, khó là trụ cột bảo đảm cho nền kinh tế năng lực hội nhập và cạnh tranh quốc tế thành công.
Trong khi đó, kinh tế tư nhân trong nước, tuy về nguyên tắc phải là lực lượng đóng góp chủ yếu vào GDP thì sau 30 năm đổi mới, chỉ đóng góp chưa đến 10%.
“Mặc dù là “động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế”, thành phần này chỉ tăng thêm được 0,8 điểm phần trăm tỷ phần trong GDP sau 6 năm”, TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh.
Thành phần này có hai đặc điểm quan trọng, một là số DN “nhỏ và siêu nhỏ” chiếm 95-96% tổng số DN, số lượng DN “vừa” quá ít (chỉ chiếm khoảng 1,7% tổng số DN) tạo thành chỗ khuyết thiếu cơ cấu nghiêm trọng.
Hai là quá ít các tập đoàn tư nhân lớn, càng ít tập đoàn lớn định hướng đầu tư sản xuất, chủ yếu lớn nhờ kinh doanh bất động sản.
Tin liên quan
Thị trường chứng khoán sẽ sớm cân bằng trở lại
06:14 | 09/08/2024 Tài chính
Kinh tế toàn cầu trước triển vọng lạc quan cho năm 2024
07:57 | 01/12/2023 Nhìn ra thế giới
Tạo động lực cho “Hộ kinh doanh”
08:22 | 21/10/2023 Người quan sát
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
16:22 | 29/09/2024 Kinh tế
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
16:10 | 29/09/2024 Kinh tế
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
14:37 | 29/09/2024 Kinh tế
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo
12:28 | 28/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
16:02 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero
14:51 | 27/09/2024 Kinh tế
Điểm nghẽn lớn nhất của TPHCM hiện nay là hạ tầng
14:00 | 27/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9
13:41 | 27/09/2024 Infographics
TP Hồ Chí Minh hướng đến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao
13:19 | 27/09/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng
09:41 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu năm 2024 nhắm mốc 400 tỷ USD
08:00 | 27/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
07:25 | 27/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics