Việt Nam có tiềm năng để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024
Củng cố động lực tăng trưởng cho năm 2024 Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% năm 2024 là nhiệm vụ khó Dự báo nhiều điểm sáng kinh tế trong năm 2024 |
GS.TS. Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội. |
Mới đây, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã thông qua các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 và thống nhất đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 6%-6,5%. Ông nhận định như thế nào về chỉ tiêu này?
Nếu so với mục tiêu đặt ra của cả nhiệm kỳ thì đây không phải con số cao vì mục tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 chúng ta đặt ra là khoảng 6,5-7%. Trong khi những năm đầu của nhiệm kỳ này, tốc độ tăng trưởng của ta chưa đạt được con số đó, như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho những năm cuối nhiệm kỳ là rất cao và nặng. Chính vì vậy, 2024 cũng là một năm phải cố gắng hết lực để làm sao kéo tốc độ tăng trưởng phải tiệm cận gần đến “đích”. Đó chính là lý do mà chúng ta cần phải nêu cao quyết tâm và đưa ra con số 6-6,5% để nỗ lực thực hiện.
Tuy nhiên, nếu so với thực tế năm nay, quả thật đây sẽ là con số cao vì dự báo tốc độ tăng trưởng cả năm 2023 chỉ đạt khoảng 5%. Trong xu thế chung của thế giới, mặc dù mức 5% của chúng ta là không đạt như kỳ vọng nhưng phải khẳng định đây vẫn là mức tương đối cao so với thế giới và khu vực. Bước sang năm 2024, nhiều dự báo cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ thấp hơn năm 2023 ở hầu hết các nước kể cả châu Âu, Hoa Kỳ.
Dự báo tốc độ tăng trưởng năm sau thấp hơn năm nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhất là khi những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng đình trệ kinh tế năm 2023 không đạt được mục tiêu thì đang tiếp nối sang năm 2024.
Một là, khủng hoảng về địa chính trị có nguy cơ không giảm xuống mà thậm chí đang diễn biến bất thường, gia tăng như tình hình chính trị và an ninh ở khu vực dải Gaza mới đây.
Hai là, những làn sóng nợ thế giới sau thời điểm đại dịch Covid-19 tác động rất mạnh đến tiềm lực kinh tế. Tại những khu vực kinh tế lớn của thế giới, lãi suất và lạm phát còn cao chính là yếu tố chưa thể thúc đẩy để phục hồi tăng trưởng.
Theo tôi, đó là những yếu tố khiến dự báo về tình hình kinh tế thế giới năm 2024 chưa mấy khả quan.
Về phía Việt Nam, với một nền kinh tế mở phụ thuộc rất lớn vào thị trường thế giới, điển hình như năm 2023, những nguồn lực bên trong được chuẩn bị kỹ lưỡng, nguồn vốn của ngân hàng đã có, các doanh nghiệp luôn trong động thái sẵn sàng để sản xuất kinh doanh... nhưng thị trường không có nên công suất phải dừng, công nhân phải nghỉ việc.
Rõ ràng, nước ta phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, phụ thuộc lớn vào phục hồi kinh tế thế giới mà kinh tế thế giới chưa phục hồi thì đương nhiên sẽ khó khăn.
Vậy theo ông, chúng ta có thể đạt được mục tiêu này trong năm 2024?
Theo tôi, tiềm năng để Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu này là có. Bởi trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn thì kinh tế Việt Nam ổn định khá tốt. Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong 3 quý vừa qua giữ khá ổn định: quý 1/2023 tăng 3,32%, quý 2/2023 tăng 4,14%, quý 3/2023 tăng 5,33%. Như vậy, để thấy rằng, trong bối cảnh thế giới đang khó khăn mà xu thế kinh tế Việt Nam thì đi lên, kết quả này đem đến kỳ vọng năm 2024 sẽ tiếp nối đà tăng trưởng lên này. Năm 2023, tiệm cận đến 5 % thì sang 2024 có thể tiệm cận đến 6% và 6,5%.
Ngoài ra, những cơ sở vĩ mô để ổn định nền kinh tế đang hiện hữu. Trước hết là yếu tố lạm phát, lạm phát thế giới là một “cơn gió ngược”, trong khi tại Việt Nam, lạm phát được kiểm soát khá tốt. Năm 2023, chúng ta đưa ra mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4,5%, các dự báo đều cho thấy cả năm khả năng chỉ ở mức 4%, có nghĩa là lạm phát đang được kiểm soát ở dưới mức đặt ra.
Về yếu tố lãi suất, các quốc gia đều có xu hướng tăng thì Việt Nam liên tục giảm. Sau 4 lần giảm lãi suất liên tiếp, vừa qua, Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị tiếp tục giảm. Yếu tố này cho thấy, việc kiểm soát thị trường tiền tệ là khá tốt, tỷ giá ổn định. Ổn định về thị trường tài chính tiền tệ sẽ giúp các nguồn lực đầu tư không bị rủi ro, như vậy sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư “rút hầu bao” để đầu tư.
Bên cạnh yếu tố lạm phát, lãi suất, không thể không nhắc đến yếu tố nợ. Việt Nam xử lý yếu tố này rất tốt. Trên thế giới xuất hiện tình trạng có những tập đoàn rơi vào phá sản, nhưng tại Việt Nam, mặc dù nợ doanh nghiệp ở giai đoạn đầu năm 2023 đã có cảnh báo liên quan đến đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp, song, giải pháp của Chính phủ trong kiểm soát nợ trái phiếu đã xốc lại thị trường, cho đến nay hầu như không còn tình trạng đe dọa nợ trái phiếu mà thậm chí thị trường trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu phát triển trở lại, nợ doanh nghiệp được giải quyết. Còn về nợ công, năm 2023, dự báo dưới 40% GDP, tức là giảm sâu so với trần nợ công cho phép. Tôi cho rằng, những yếu tố nội tại của ta khá vững để thúc đẩy phát triển.
Bên cạnh đó, năm 2024, khả năng về thị trường cũng nhìn thấy có những chuyển biến tốt hơn so với năm 2023. Về thị trường trong nước, phục hồi tiêu dùng trong nước bắt đầu có tín hiệu tốt; du lịch để thu hút bên ngoài vào xuất khẩu du lịch, xuất khẩu dịch vụ cũng đang có xu hướng tăng, nhất là sau khi có chính sách thị thực mới. Thêm vào đó là phục hồi về cầu đầu tư công, thông qua tích cực trong giải ngân vốn đầu tư công. Qua đó sẽ tác động lan tỏa đến các khu vực tư nhân, tạo ra cầu cho sản xuất phát triển.
Ở thị trường thế giới cũng nhìn thấy có những thị trường đã bắt đầu khôi phục, do đó xuất khẩu đầu quý 4/2023 đã xuất hiện dấu hiệu các đơn hàng tăng lên. Chứng tỏ các thị trường ngách, thị trường nhỏ đang có xu thế có thể khôi phục.
Như vậy, có thể khẳng định, trong bối cảnh thế giới khó khăn nhưng Việt Nam có tiềm lực bên trong, cùng với khả năng tranh thủ được tiềm lực bên ngoài thì đang có những dấu hiệu để thực hiện mục tiêu tăng trưởng đã đề ra trong năm 2024. Cũng phải nhấn mạnh rằng, cơ hội đầu tư của Việt Nam là những cơ hội rất mới và rộng mở. Sự chuyển dịch của các dòng đầu tư thế giới sang các khu vực khác, trong đó có thị trường Việt Nam đang rất mạnh mẽ. Đặc biệt là đầu tư về công nghệ mới, điển hình là sản xuất ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như công nghiệp bán dẫn thì Việt Nam là một trong những địa bàn có tiềm năng.
Rõ ràng đây là những cơ hội lớn và nếu chúng ta có nỗ lực và hành động một cách phù hợp để đón nhận các cơ hội thì việc tạo ra đột phá mới, tạo ra nguồn lực mới cho phát triển là hiện hữu. Và như vậy, việc chúng ta đặt ra mục tiêu tăng trưởng của năm 2024 là có cơ sở và có tiềm năng thực hiện.
Bên cạnh những cơ hội, đâu là những “nút thắt” cần tháo gỡ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước ta trong thời gian tới, thưa ông?
Nút thắt đầu tiên chính là tình hình thế giới. Thị trường thế giới chưa phục hồi, có nhiều những biến động ngược thì sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong nước. Còn trong nước, điểm nghẽn lớn nhất là vấn đề liên quan đến thể chế. Một thể chế hoàn thiện và cởi mở để có thể tháo gỡ các điểm nghẽn đang “trói buộc” các dự án đầu tư hiện nay thì các nguồn lực sẽ được khai thông. Do đó, đòi hỏi chúng ta phải có nỗ lực lớn, đặc biệt là nỗ lực trong vấn đề hoàn thiện thể chế để tạo môi trường thông thoáng nhất cho các nguồn lực phát triển.
Cuối cùng là niềm tin của người dân, doanh nghiệp đối với thị trường, với nền kinh tế. Nếu chưa có niềm tin thì chắc chắn người dân sẽ chưa sẵn sàng bỏ tiền ra để tiêu dùng, các nhà đầu tư chưa rút hầu bao để đầu tư cho sản xuất, vậy thì sẽ rất khó để cầu thị trường phát triển.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
16:02 | 24/09/2024 Kinh tế
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
15:08 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform