Kỷ luật tài chính cần được siết chặt hơn
Cơ cấu chi tiêu chưa hợp lý
Tiết kiệm chi thường xuyên dường như khó khả thi bởi qua nhiều năm tăng liên tục thì nay đang chiếm tới 70% tổng chi ngân sách. Qua lăng kính của người giám sát tài chính- ngân sách, ông thấy gì về cơ cấu này?
Cơ cấu chi tiêu ngân sách Nhà nước (NSNN) năm qua rất bất hợp lý. Chi đầu tư phát triển giảm quá nhanh so với giai đoạn trước, không đảm bảo mức đề ra. Về tỷ trọng, chi thường xuyên trên tổng cơ cấu chi tăng từ mức 60% giai đoạn 2011 - 2012 lên mức 67- 70% năm 2014. Dù chi thường xuyên tăng phản ánh tình cảnh vay về để ăn là chính, nhưng bất cập ở chỗ một số chính sách chi cho an sinh xã hội vẫn chưa được đảm bảo.
Ông nghĩ sao khi mà hiện nay tất cả các khoản thu ngân sách chưa đủ cho chi thường xuyên và trả nợ, còn chi đầu tư phát triển lại chủ yếu dựa vào vốn vay?
Hiện chúng ta đã bắt đầu có những khoản nợ chính sách như nợ nhà ở cho người có công, một số khoản nợ liên quan đến y tế, giáo dục. Trong cơ cấu thu, chúng ta đã bắt đầu dành phần lớn cho trả nợ. Hay về nguyên tắc bội chi dành cho đầu tư phát triển, thì nay cũng vừa phải dành cho trả nợ. Đó là những áp lực.
Vậy xu thế chúng ta phải tính toán lại, cân đối cố gắng làm sao để chúng ta vẫn phải ban hành những chính sách mới, cuộc sống đặt ra là thế nhưng phải cố gắng phù hợp với khả năng của ta.
Trong khi đó, thời gian qua chúng ta thực hiện giãn, giảm thuế tương đối nhanh, điều đó cần thiết nhưng rõ ràng chúng ta chưa có được nguồn thu tăng lên từ dài hạn thì ngắn hạn sẽ gặp khó khăn. Ví dụ thuế TNDN, trước đây có giai đoạn là 32% xuống 25%, 22% và bây giờ còn 20%. Hay thuế GTGT của chúng ta là một trong những nước thấp nhất so với khu vực. Mỗi lần như vậy, thu lại giảm. Tất nhiên gánh nặng thuế giảm đi tạo điều kiện nuôi dưỡng nguồn thu trong dài hạn nhưng ngắn hạn gặp khó khăn. Chúng ta cũng phải nói thật rằng không phải công cụ thuế như “đũa thần” mà nếu giảm quá mức thì mất đi công cụ đòn bẩy và công cụ quản lý.
(Trích phát biểu của
Cần phải tiết kiệm
Làm được đồng nào xài hết đồng đó, chi thường xuyên tăng liên tục rồi lại phải vay nợ, phát hành trái phiếu để đảo nợ, thậm chí hết cả tiền để chi tăng lương… Mấy ông đang đi làm cán bộ công chức thì còn kêu gọi vận động tinh thần chưa tăng lương được, chứ các cụ về hưu mà không giải quyết cho họ thì không thể được. Các đồng chí tính thế nào thì tính, phải đảm bảo 50% chi thường xuyên, 30% chi đầu tư, 20% trả nợ trong tổng chi ngân sách
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại phiên họp thứ 32 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội)
Tuy nhiên, nếu triệt để tiết kiệm, chúng ta cũng để ra được một khoản vì trên thực tế yêu cầu tiết kiệm chi 10% dành cho tăng lương của Chính phủ mấy năm trước đây đã có hiệu quả, thưa ông?
Đúng là chúng ta vẫn tiết kiệm trong chi thường xuyên, nhưng tiết kiệm cũng chỉ đến một giới hạn nào đó thôi. Chúng ta tiết kiệm 10% chi thường xuyên, nhưng tổng số tiết kiệm chỉ được khoảng 6.000 tỷ đồng, mà nếu tăng lương chỉ 100.000 đồng/người thì cần tới 40.000 tỷ đồng.
Thưa ông, liệu có phải kỷ luật ngân sách chưa nghiêm nên chưa tiết kiệm triệt để. Trong quyết toán NSNN năm 2012 vừa qua, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị thu hồi 648 tỷ đồng chi sai chế độ của 34/34 địa phương. Trong khi con số này năm 2011 chỉ gần 200 tỷ đồng?
Đây là vấn đề kỷ luật tài chính chúng ta vẫn nói suốt, mà vẫn chưa siết chặt được. Vì thế trong quy định tới đây hướng dẫn thi hành Hiến pháp 2013 có một câu rất quan trọng mà chúng tôi kiến nghị đó là không một khoản chi nào được chi ra khỏi Kho bạc nếu không có dự toán.
Có đại biểu Quốc hội chia sẻ rằng, sang nước ngoài cùng đoàn Quốc hội mình, Quốc hội nước bạn muốn mời mình ăn một bữa cơm cũng không chi được vì không có tiền, còn đoàn nước mình chi thoải mái?
Thực ra chúng ta không phải chi thoải mái đâu mà có dự toán cả. Đoàn ra, đoàn vào đều được dự toán từ đầu năm. Ra đoàn nào, vào đoàn nào thì Thường vụ Quốc hội phải quyết định trong kế hoạch và các ủy ban thực hiện theo đúng kế hoạch và dự toán đó.
Để chi thường xuyên lùi về mức 50% đến năm 2020 theo kiến nghị của Ủy ban Tài chính- Ngân sách, theo ông phải áp dụng các biện pháp mạnh nào?
Cần phải tiết kiệm. Tiết kiệm ngay từ đầu năm từ việc cắt dự toán các khoản chi không cần thiết!
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các nước
08:03 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mỗi quốc gia đều có một vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại
07:53 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu Đồng Nai huy động mọi nguồn lực để phát triển
07:46 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
18:51 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết
11:08 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu
10:03 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ vươn lên thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam
09:13 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung tâm Phục vụ hành chính công của TP Hà Nội có gì đặc biệt?
07:49 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
21:12 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(PHOTO) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 1 năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
09:07 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
20:11 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Tân Cảng Sài Gòn tham gia Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các nước
Hải quan- Biên phòng Lạng Sơn: 5 năm đảm bảo mục tiêu kép nơi biên giới
Mỗi quốc gia đều có một vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform