Làm gì để Việt Nam phát triển kinh tế sáng tạo?
ThS. Nguyễn Anh Dương |
Ông đánh giá như thế nào về thực trạng và tiềm năng của KTST ở Việt Nam thời gian qua?
Nền KTST được định nghĩa là nền kinh tế hình thành dựa trên các chu trình lên ý tưởng, phát triển, sản xuất, phân phối và tiêu thụ (bao gồm cả xuất khẩu) các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ sáng tạo, gắn với thiết lập, tôn trọng và bảo vệ sở hữu trí tuệ. Định nghĩa này nhấn mạnh 2 yếu tố là: thương mại hóa sản phẩm hàng hóa và dịch vụ sáng tạo; thiết lập, tôn trọng và bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Trong thời gian qua, xuất khẩu hàng hóa sáng tạo toàn cầu đã tăng trưởng đáng kể do nhiều nước trên thế giới đang triển khai các biện pháp hỗ trợ công nghiệp văn hóa và sáng tạo. Theo nghiên cứu của CIEM, xuất khẩu hàng hoá sáng tạo thế giới tăng từ 208 tỷ USD (2002) lên 524 tỷ USD (2020). Từ năm 2007 đến nay, châu Á vẫn là khu vực xuất khẩu lớn nhất. Riêng Trung Quốc đạt 169 tỷ USD và chiếm 32% tổng xuất khẩu hàng hoá sáng tạo toàn cầu. Tiếp sau là các quốc gia và vùng lãnh thổ: Mỹ, Italia, Đức, Pháp, Hồng Kông, Pháp, Anh, Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ.
Trong gần 20 năm qua, cơ cấu xuất khẩu hàng hoá sáng tạo chuyển dịch rõ rệt, giảm các loại hình lưu trữ thông tin như đĩa CD, DVD, băng, báo và các tài liệu in sang tăng mạnh phương tiện truyền thông ghi âm và trò chơi điện tử. Về sản phẩm xuất khẩu chính, các mặt hàng thiết kế chiếm ưu thế (đạt 62,9% năm 2020). Các nước phát triển thống trị xuất khẩu xuất bản, nghệ thuật thị giác và nghe nhìn, trong khi các nước đang phát triển thống trị xuất khẩu thiết kế và thủ công mỹ nghệ.
Việt Nam đang có lợi thế là dân số trẻ, hiểu biết về công nghệ; chính sách tạo thuận lợi của nhà nước; di sản văn hoá phong phú; quá trình số hoá diễn ra nhanh chóng và tăng cường hội nhập với kinh tế toàn cầu.
Ông có thể nêu một số kinh nghiệm phát triển KTST của các nước mà Việt Nam có thể vận dụng?
Nhiều ngành sản xuất mới trong chuỗi cung của ngành công nghiệp sáng tạo đã hình thành và phát triển mạnh mẽ (trong lĩnh vực thời trang/dệt may, vi điện tử và tin học...). Nền kinh tế đa dạng với sự tăng trưởng mạnh của ngành du lịch (bao gồm cả du lịch văn hóa), các ngành sản xuất trình độ cao, một số ngành công nghiệp tri thức (như công nghệ thông tin) cũng tạo những điều kiện tốt cho công nghiệp sáng tạo ở Việt Nam phát triển.
Tuy nhiên với xuất phát điểm khá thấp, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của nhiều quốc gia. Hầu hết các quốc gia hiện nay đều dành sự quan tâm rất lớn cho KTST. Chẳng hạn, trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016-2020), Trung Quốc đã xem KTST như một ngành công nghiệp mới với việc đưa ngành này cùng với các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ carbon thấp... chiếm 15% GDP trong năm 2020.
Còn tại Hàn Quốc, KTST được đặt làm chương trình nghị sự, chính sách lớn từ năm 2013. Theo định nghĩa của Chính phủ Hàn Quốc, nền KTST là một chiến lược kinh tế mới, tạo ra các ngành công nghiệp và thị trường mới bằng cách tích hợp, điều chỉnh trí tưởng tượng và tính sáng tạo vào khoa học, công nghệ thông tin và truyền thông, tạo việc làm bền vững thông qua việc đẩy mạnh các ngành công nghiệp truyền thống. Một số ngành công nghiệp sáng tạo tại Hàn Quốc có mức xuất khẩu cao như: trò chơi (2,9 tỷ USD năm 2014); làn sóng Hàn Quốc Hallyu (Hàn Lưu) thông qua điện ảnh và âm nhạc (Kpop) hiện đã lan rộng toàn cầu.
Hay tại Indonesia, quốc gia tương đồng với Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, KTST đóng góp 82 tỷ USD cho GDP của quốc gia này (chiếm 7,5%) và 23,9 tỷ USD cho xuất khẩu (khoảng 10%) trong năm 2021, sử dụng khoảng 19 triệu lao động. Indonesia thiết lập bộ, ngành chuyên biệt quản lý KTST với tên gọi Bộ Du lịch và KTST (MoTCE). Đồng thời, Indonesia có một hệ thống pháp lý tương đối hoàn chỉnh về các ngành công nghiệp sáng tạo, bao gồm Luật Thiết kế công nghiệp; Luật về nhãn hiệu, Luật về bản quyền, Chính sách công nghiệp quốc gia…
Ở Mỹ, 4,01% tổng số doanh nghiệp và 2,04% lao động đang tham gia vào các lĩnh vực công nghiệp sáng tạo khác nhau. Hoạt động kinh tế văn hóa và nghệ thuật chiếm 4,4% GDP, tương đương 1,02 nghìn tỷ USD vào năm 2021. Để hỗ trợ những người lao động và doanh nghiệp trong ngành công nghiệp sáng tạo, năm 2022, Thượng viện và Hạ viện của Hoa Kỳ đã đưa ra Đạo luật Thúc đẩy lực lượng lao động KTST và nghệ thuật địa phương (PLACE). Theo đó, tăng nguồn lực liên bang và mở rộng lợi ích liên bang cho những người sử dụng tính sáng tạo và kỹ năng trong công việc; trao quyền cho những người lao động sáng tạo, giúp thúc đẩy tăng trưởng ở các doanh nghiệp mới và hiện có, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu văn hóa Hoa Kỳ ra nước ngoài; thành lập hội đồng liên ngành để khuyến khích phát triển nền KTST.
Singapore đã ban hành các chiến lược thúc đẩy KTST theo hướng top-down với định hướng của Chính phủ và sự phối hợp của các cơ quan quản lý. Quốc gia này phát triển hệ thống đo lường KTST thông qua đẩy mạnh công tác thống kê, phục vụ hiệu quả cho công tác chỉ đạo của Chính phủ. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tổng thể để phối hợp và triển khai các nhóm chính sách và chiến lược khác nhau.
Theo ông, Việt Nam cần làm gì để đẩy nhanh phát triển KTST?
Do KTST còn tương đối mới, Việt Nam gặp phải tình trạng thiếu các dữ liệu cập nhật, thường xuyên và chi tiết để phân tích các nội dung liên quan. Thực tế, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách cho KTST. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn; Chiến lược phát triển lĩnh vực trò chơi điện tử trên mạng (game online) giai đoạn 2022 - 2027; Quyết định số 801/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030… Tuy vậy, các chính sách, cơ chế ưu đãi vẫn còn vướng mắc trong thực hiện. Khảo sát tại một số địa phương như Phú Thọ, Sơn La, Phú Yên cho thấy, KTST còn là nội dung rất mới và chưa được hiểu một cách nhất quán.
Từ thực trạng trên, để phát triển nền KTST tại Việt Nam, trước mắt cần hoàn thiện các thể chế chính sách, pháp luật nhằm tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp cho sự phát triển nền KTST, các ngành công nghiệp và văn hóa sáng tạo, thị trường văn hóa sáng tạo. Theo tôi cần có tư duy lồng ghép KTST trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế, chính sách xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Tạo cơ chế hỗ trợ (thuế, tài chính, mặt bằng, kết nối, liên kết ngành...) cho phát triển KTST. Thúc đẩy chuyển đổi số để hỗ trợ hiệu quả hơn cho kinh tế có sức tăng trưởng mạnh mẽ này.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
13:36 | 20/09/2024 Kinh tế
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
bawns cas h5
Tin mới
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
Herbalife Việt Nam đồng hàng cùng cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform