Lo đầu vào cho sản xuất để giảm phụ thuộc nhập khẩu
Các doanh nghiệp kiến nghị cần có chính sách mạnh hơn để phát triển thành chuỗi liên kết về nguyên phụ liệu. Ảnh: H.Dịu |
Khó tự chủ
Theo chia sẻ của đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), nhiều doanh nghiệp dệt may phải chi thêm khoảng hơn 20% giá trị để mua nguyên liệu trong nước do phải áp dụng thêm thuế, phí và chi phí vốn vay. Vì thế, việc tiếp cận nguyên liệu nội địa cũng không phải dễ dàng so với nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc.
Hơn nữa, với các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu, việc tìm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn. Theo ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM, nhiều doanh nghiệp đang rất mong muốn cơ chế thoáng hơn trong vấn đề liên quan đến tín dụng để có nguồn vốn lớn đầu tư mới và đầu tư mở rộng về sản xuất nguyên liệu. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn cho biết, hợp đồng về cung cấp nguyên phụ liệu với các doanh nghiệp trong nước chủ yếu là ngắn hạn, trong một chu kỳ nhất định nên để hình thành chuỗi cung ứng lâu dài còn nhiều khó khăn, dẫn đến việc các doanh nghiệp không mặn mà đầu tư.
Cùng với đó, không ít chính sách cũng chưa tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển ngành sản xuất nguyên phụ liệu. Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), lĩnh vực thuộc da có ý nghĩa quan trọng đối với ngành da giày, mỗi năm phải nhập khẩu hàng tỷ USD, nhưng lại đang đối mặt các quy định ngặt nghèo liên quan đến môi trường nên doanh nghiệp khó đầu tư phát triển. Ngoài ra, các điều kiện về môi trường cũng gây khó cho doanh nghiệp muốn phát triển các dự án dệt, nhuộm, nên các doanh nghiệp rất cần những chính sách phát triển hợp lý hơn.
Hiện nay, nhiều lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu “tỷ đô” của Việt Nam đang chịu sự lệ thuộc lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Chẳng hạn, số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã chi 2,04 tỷ USD để nhập khẩu thuỷ sản, tăng 36,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng tháng 9/2022, kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt gần 200 triệu USD, tăng 44,5% so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù ngành thủy sản vẫn đạt thặng dư thương mại xuất siêu 6,47 tỷ USD trong 9 tháng năm 2022 nhưng với việc chi phí thức ăn chiếm 65-70% chi phí sản xuất, giá thức ăn chăn nuôi tăng nhanh thì cũng ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản.
Hay với lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã ký kết đơn hàng đến hết năm 2022 và sang quý 1/2023, nhưng nguyên phụ liệu luôn là nỗi lo thường trực, vừa lo thiếu hàng do đứt gãy chuỗi cung ứng, vừa lo giá thành tăng cao, khiến việc đáp ứng đúng tiến độ đơn hàng cho đối tác trở nên khó khăn hơn.
Với ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, năm 2021, giá nguyên liệu gỗ tăng khoảng 20% và tiếp tục tăng thêm 20% trong năm 2022, việc phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu đã dẫn đến bức tranh tăng trưởng của ngành sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam được dự báo không mấy sáng sủa.
Cần liên kết và chính sách đủ mạnh
Theo giới chuyên gia, để hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng như hạn chế tối đa các cú sốc từ bên ngoài như hiện nay thì việc chủ động nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước rất quan trọng. Không những thế, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khi quyết định đầu tư đều muốn tìm nguồn nguyên, phụ liệu trong nước để đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa, khi xuất khẩu sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế quan, giảm chi phí vận chuyển.
Do đó, các doanh nghiệp kiến nghị cần có chính sách mạnh hơn để phát triển thành chuỗi liên kết về nguyên phụ liệu. Lấy ví dụ tại Trung Quốc, chính sách khuyến khích sản xuất, xuất khẩu nguyên phụ liệu của Chính phủ nước này đã giúp nơi đây trở thành “đế chế” về nguyên phụ liệu. Trong tháng 9/2022, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) có thông báo sẽ triển khai thêm gói ngân sách quy mô lớn để hỗ trợ kinh tế và đầu tư. Chương trình này sẽ bơm vốn đến các doanh nghiệp với lãi suất ưu đãi, giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn lực để phục hồi sản xuất.
Tại Việt Nam, gói hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước đã được ban hành và đi vào thực hiện, nhưng tiến độ vẫn rất chậm so với yêu cầu, do cả nguyên nhân từ phía ngân hàng và doanh nghiệp. Theo Ngân hàng Nhà nước, thực tế triển khai cho thấy các ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong xác định đối tượng được hỗ trợ lãi suất trong một số trường hợp khách hàng hoạt động sản xuất, kinh doanh đa ngành. Do đó, các chính sách về hỗ trợ lãi suất cần được tạo điều kiện hơn để giải ”cơn khát” vốn của các doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng kiến nghị Nhà nước cần tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước tiếp nhận quy trình kỹ thuật và kỹ năng sản xuất từ nước ngoài để nâng cao năng lực sản xuất; tạo cơ hội hình thành và phát triển chuỗi giá trị trong nước, thông qua thu hút đầu tư hiệu quả và thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia, các công ty sản xuất trong nước và nước ngoài. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp cũng cho rằng, trước tiên cần bảo đảm quy mô thị trường nội địa để phát triển nguồn nguyên phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ trước khi hướng đến các thị trường xuất khẩu.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
9 tháng, ngành Hải quan thu ngân sách đạt hơn 300 nghìn tỷ đồng
19:47 | 03/10/2024 Hải quan
Miễn kiểm tra an toàn thực phẩm, chất lượng với hàng nhập khẩu khắc phục thiên tai
17:00 | 03/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thúc doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi xanh
06:48 | 06/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện "5 tiên phong"
16:29 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VPIM 2024 sở hữu racekit và giải thưởng đặc biệt thế nào?
16:11 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hỗ trợ doanh nghiệp với nguồn vốn đến 80% dự án đầu tư
16:00 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ "đặt đề bài", bảo lãnh vay vốn
14:41 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Generali Việt Nam tặng gần 900 triệu đồng hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bão Yagi
06:07 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp "bắt tay" cùng phát triển công nghệ cao
13:12 | 03/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VPIM 2024: Giải chạy có đông nhiếp ảnh gia nhất từ trước tới nay
07:37 | 03/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ khí, chế tạo Việt Nam đón sóng công nghệ mới
15:38 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cách nào phá vỡ thế độc quyền trong phân phối xăng dầu?
15:03 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Siêu thị tuyên chiến với thực phẩm “bẩn”
14:00 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
THACO AUTO bàn giao lô 237 xe tải Foton Ollin cho J&T Express Việt Nam
15:58 | 01/10/2024 Xe - Công nghệ
Ứng dụng AI để thúc đẩy năng lực kết nối ngành logistics Việt Nam
14:45 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
WB: Việt Nam trong top 10 về hiệu quả hoạt động
Đề xuất mở đường bay thẳng giữa TP Los Angeles và TPHCM
Hải quan Thường Phước làm thủ tục thông quan gần 5 triệu m³ cát nhập khẩu
Kinh tế tri thức – nền tảng để giới trẻ bước chân ra toàn cầu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics