Mobifone mua AVG: Sao phải mật
Trước đó, Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo về việc thanh tra thương vụ nhiều uẩn khúc này. Về vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Đức Kiên (ảnh), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Thưa ông, trước khi có chỉ đạo của Thủ tướng, giới quan sát cũng đã bày tỏ băn khoăn về giá trị thương vụ mua bán giữa MobiFone và AVG. Đáng nói là con số cụ thể chưa bao giờ được tiết lộ, dù MobiFone là một doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Hơn thế nữa, việc Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt được chỉ định để tiến hành định giá tài sản của cả MobiFone và AVG liệu có đảm bảo tuân thủ đúng Luật Đấu thầu và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp hiện hành?
Tôi cho rằng khi MobiFone đặt ra vấn đề mua lại AVG để mở rộng hoạt động kinh doanh thì phải xem việc mở rộng đó có phù hợp với chiến lược, định hướng phát triển của doanh nghiệp hay không; cụ thể ở đây là MobiFone có định tham gia vào thị trường truyền hình trả tiền hay không. Theo thông tin báo chí đăng tải, người lãnh đạo MobiFone công bố thì giá trị mua bán được quản lý theo chế độ tài liệu mật. Ở đây hình như có sự lạm dụng khái niệm “văn bản mật” từ bảo vệ an ninh quốc phòng sang sản xuất kinh doanh. Theo quy định của pháp luật thì sau khi thực hiện việc mua AVG, chậm nhất trong 6 tháng, MobiFone - với tư cách một công ty cổ phần – cũng phải công bố báo cáo tài chính năm 2015 của mình. Vì vậy tôi không hiểu “mật” là để làm gì; để tránh mọi người can ngăn việc đầu tư không hiệu quả hay “sợ” các đối thủ VNPT và VTV cạnh tranh (?).
Và lẽ ra với nhiệm vụ định giá hàng ngàn tỷ đồng như vậy, đơn vị tư vấn phải được lựa chọn thông qua đấu thầu, theo quy định tại Luật Đấu thầu và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp chứ không thể chỉ định.
Theo tôi được biết, ở đây phương pháp chiết khấu dòng tiền đã được sử dụng để định giá MobiFone. Theo đó, ở phương án có truyền hình (sau khi mua AVG), MobiFone được định giá cao hơn so với phương án không có truyền hình không nhiều lắm, chỉ bằng 1/3 số tiền mà doanh nghiệp này (hiện là 100% vốn Nhà nước) phải bỏ ra để mua AVG.
Có thể MobiFone nhìn thấy triển vọng rất sáng sủa của phương án phát triển thêm truyền hình trả tiền trên mạng di động và họ chấp nhận giá đắt để đầu tư cho tương lai?
Theo báo cáo đánh giá đầu tư của Công ty AVG, đến thời điểm 31-12-2004, lỗ lũy kế của AVG là 1.563 tỷ đồng (tính tròn), tổng nợ phải trả là 1.722 tỷ đồng. Vẫn theo báo cáo của chính AVG, phải đến năm 2020, AVG mới có lãi sau thuế khoảng 1.800 tỷ đồng và doanh thu đạt khoảng 7.000 tỷ đồng. Hơn thế, việc khẳng định AVG sẽ lãi vào năm 2020 chỉ mới là dựa trên kết quả dự báo về số thuê bao mà AVG phát triển được trong giai đoạn này; nghĩa là chỉ mới là phương án giả định, trong khi thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam hiện đã tồn tại MyTV của VNPT và K+ của VTV với cơ sở hạ tầng, công nghệ, kinh nghiệm xây dựng nội dung truyền hình… hùng hậu.
Tính ra, để đạt ngưỡng cân đối thu chi, trong khoảng 5 năm (đến 2020), AVG phải phát triển được khoảng 1 triệu thuê bao trở lên, một mục tiêu rất thách thức so với tốc độ phát triển thuê bao thực tế của AVG trong thời gian qua. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến cuối năm 2014, tổng thuê bao của AVG vào khoảng 450.000, một con số khá khiêm tốn so với thị trường 9,9 triệu thuê bao truyền hình trả tiền (gồm cả truyền hình cáp và số vệ tinh). Số thuê bao của AVG ít nhất trong số 3 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và trong khi 2 đối thủ liên tục tăng trưởng tốt về số thuê bao thì tốc độ của AVG lại gần như chững lại. Bên cạnh đó, các thuê bao của AVG chủ yếu phát triển ở vùng nông thôn nhờ giá cước rẻ (20.000-50.000 đồng/tháng), thậm chí miễn phí thuê bao từ 1 đến 2 năm, nên khả năng gia tăng các nguồn thu từ dịch vụ khác cũng không đáng kể.
Là một DNNN, MobiFone chắc chắn sẽ phải báo cáo với các bộ, ngành có liên quan? Xin ông cho biết các bộ, ngành này đã có ý kiến như thế nào?
Trong công văn của các bộ, ngành có liên quan, gồm: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và cả Bộ Công an gửi Văn phòng Chính phủ ở thời điểm đó để báo cáo đều không có ý kiến đánh giá việc xác định giá trị và hiệu quả của dự án đầu tư. Bộ Thông tin và Truyền thông – cơ quan chủ quản của MobiFone còn nêu rõ, Bộ này “không có khả năng để đánh giá về hiệu quả của dự án”.
Việc đem nhiều ngàn tỷ đồng vốn Nhà nước để “mua” về một giá trị chỉ bằng 1/3 (mà mới chỉ là ước tính trong trường hợp thuận buồm xuôi gió) có hợp lý không, thưa ông?
Tôi cũng mong các cơ quan chức năng sớm có câu trả lời thỏa đáng sau khi thanh tra thương vụ này.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng ra công điện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
10:56 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
18:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương
08:32 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất mở đường bay thẳng giữa TP Los Angeles và TPHCM
15:31 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên nhân nào làm CPI 9 tháng tăng?
15:01 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
09:21 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics