Mối lo thiếu điện
Miền Bắc thiếu điện, EVN đề xuất phát triển nhanh năng lượng tái tạo | |
Thiếu than cho nhiệt điện, lo ngại thiếu điện từ tháng 4/2022 | |
Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn trước nguy cơ thiếu than cho điện |
Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới áp lực cung ứng điện ngay trong năm nay là bởi thiếu than cho điện. Ảnh: ST |
Áp lực thiếu điện tại miền Bắc
Theo EVN, trong quý 1/2022, tổng khối lượng than đã được cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện của EVN là 4,49 triệu tấn trên tổng số 5,85 triệu tấn theo hợp đồng đã ký (tương ứng tỷ lệ 76,76%). Như vậy, lượng than được cung cấp đã thiếu hụt 1,36 triệu tấn so với khối lượng trong hợp đồng. Do lượng than cung cấp thiếu và tồn kho ở mức thấp nên đến cuối tháng 3/2022, nhiều tổ máy nhiệt điện than trong hệ thống đã phải dừng và giảm phát. Mặc dù các đơn vị cung cấp than (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc) đã có nhiều nỗ lực trong việc khắc phục khó khăn để khai thác than từ các mỏ trong nước và NK than để pha trộn, nhưng thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc cho biết, tình hình cung cấp than còn tiếp tục có nhiều khó khăn trong thời gian tới. |
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, điện cho phát triển kinh tế đang nóng, nhất là sau 2 năm đại dịch.
Việc đảm bảo cung ứng điện thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là ở miền Bắc. Trong khi đó, việc hỗ trợ kéo điện từ miền Trung ra miền Bắc bị giới hạn bởi truyền tải.
“Căng thẳng Nga - Ukraine cũng khiến nguồn cung năng lượng sơ cấp bị ảnh hưởng, giá NK cao. Việc mất cân đối nguồn cung điện tại các vùng miền dẫn tới khó khăn nhất định trong điều độ vận hành hệ thống điện”, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.
Ông Nguyễn Quốc Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia chia sẻ, nhu cầu điện đã phục hồi trở lại với mức tăng 7% trong các tháng đầu năm 2022. Công suất lớn nhất là 43.000 MW. Trong đó, riêng khu vực miền Bắc đạt 20.000 MW, ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội về nhu cầu điện.
Cũng theo ông Trung, công suất đặt của hệ thống điện đến cuối năm 2021 đạt 77.811 MW, tăng 25% so với năm trước. Trong đó, nguồn năng lượng tái tạo tăng trưởng ấn tượng khi nâng tỷ trọng đóng góp từ 15% lên 26%. Tuy nhiên, con số tăng thêm trên không hoàn toàn phản ánh mức tăng trưởng khả năng cung ứng điện, điển hình như trường hợp của điện gió. “Dù đưa vào thêm 4.000 MW điện gió nhưng đây lại là nguồn điện có tính bất định cao, có thời điểm chỉ đóng góp được 350 - 400 MW vào hệ thống, tương đương 10% công suất. Nguồn điện ở miền Bắc không được bổ sung thêm, ảnh hưởng đến đảm bảo an ninh năng lượng, nhất là khi khu vực này đang có sự phục hồi nhu cầu điện nhanh chóng”, ông Trung nói.
Đại diện Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia cho biết sẽ nỗ lực để đảm bảo đủ nguồn điện từ nay cho đến cuối mùa khô cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc đảm bảo cấp điện mùa khô của khu vực miền Bắc tương đối khó, khả năng khó đáp ứng khoảng 2.000 - 3.000 MW vào cuối mùa khô.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán, về cung-cầu điện đến năm 2025, khu vực miền Nam và miền Trung cơ bản đảm bảo cung ứng điện. Riêng miền Bắc, nhu cầu điện chiếm gần 50% toàn quốc và dự báo tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân cả nước. Các nguồn điện mới dự kiến hoàn thành hàng năm trong giai đoạn 2022-2025 luôn thấp hơn so với tăng trưởng phụ tải nên việc đảm bảo cung cấp điện ngày càng khó khăn, có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt công suất đỉnh vào các tháng 5-7 là thời điểm nắng nóng, đồng thời là cuối mùa khô nên công suất khả dụng các nhà máy thủy điện bị suy giảm.
Tăng nhập điện, nhập than
Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới áp lực cung ứng điện ngay trong năm nay là bởi thiếu than cho điện. Theo ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, ở thời điểm trước mắt, Việt Nam cần tăng cường khai thác than trong nước theo các hợp đồng đã ký kết giữa các DN, đúng chủng loại thiết kế cho các nhà máy điện của EVN.
“Để sản xuất điện, Việt Nam vẫn phải tìm mọi cách NK than nhanh để cung cấp cho các nguồn điện nhằm đáp ứng đủ nhu cầu điện, nhất là thời gian tới đây, khi vào mùa nắng nóng cao điểm của mùa khô năm 2022, dự báo nhu cầu điện sẽ tăng cao. Thời gian gần đây, Bộ Công Thương đang thúc đẩy việc tăng cường NK than cho điện từ các thị trường Australia, Nam Phi để bù đắp nguồn than bị thiếu hụt. Tuy nhiên, cần chú ý NK nguồn than như thế nào cho phù hợp với công nghệ của các nhà máy nhiệt điện. Có thể thực hiện trộn than trong nước với than NK để cung cấp than phù hợp với loại than thiết kế cho từng nhà máy điện”, ông Vy nói.
Ông Vy cũng cảnh báo tăng tốc NK than cho điện có thể đặt ra áp lực về giá bán điện trong thời gian tới. Do phải tăng cường NK cấp bách, các đơn vị NK chỉ có thể mua than trên thị trường giao ngay với giá than hiện nay đang rất cao. Trong điều kiện giá các loại nhiên liệu tăng cao dẫn đến giá thành sản xuất điện sẽ tăng cao. Theo quy định hiện hành, các chi phí sản xuất sẽ được chuyển qua giá bán điện, như vậy có thể gặp áp lực về giá bán điện trong thời gian tới.
Nhìn nhận nguy cơ thiếu điện trước mỗi mùa nắng nóng đã được cảnh báo từ lâu, ông Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam bày tỏ quan điểm, bên cạnh chuẩn bị đủ nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện từ nguồn trong nước hoặc NK, cần khai thác các hồ chứa thủy điện hợp lý nhất để phát điện hiệu quả cao nhất.
Với các nguồn năng lượng tái tạo, ngoài việc cần thêm cơ chế để phát triển, cần đặc biệt quan tâm đầu tư hệ thống truyền tải để đáp ứng được nhu cầu hòa lưới của nhà đầu tư cũng như lưu ý nguồn điện tái tạo phụ thuộc lớn vào thời tiết và dễ bị tổn thương, cần có dự phòng từ các nguồn khác. “Về phía cơ quan quản lý nhà nước, việc quản lý phụ tải cần chặt chẽ hơn và tăng cường tuyên truyền để người dân giảm phụ tải không cần thiết trong giờ cao điểm, đồng thời có kế hoạch điều độ phụ tải hợp lý, ổn định”, ông Long nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Quốc Trung, có nhiều giải pháp để cải thiện khả năng cung ứng điện phục vụ sản xuất - kinh doanh cũng như đời sống như: tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm điện; đẩy nhanh tiến độ để đưa vào vận hành các nguồn điện, tiếp tục có cơ chế thúc đẩy sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo.
Trong câu chuyện cung ứng điện, một số chuyên gia trong ngành cũng nhấn mạnh giải pháp đẩy mạnh NK điện, đặc biệt là NK điện từ Lào. Theo Bộ Công Thương, tới thời điểm hiện tại, EVN đã ký kết 18 hợp đồng mua bán điện (PPA) với các chủ đầu tư để mua điện của 23 dự án của Lào.
Làm việc với Tổng công ty Điện lực quốc gia Lào (EDL) và Tập đoàn Phongsubthavy (PGC) đầu tháng 4/2022 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị PGC và EDL đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm hoàn thành sớm các dự án đường dây truyền tải, liên kết lưới điện với Việt Nam; rà soát, đánh giá lại các nguồn điện có thể cung cấp cho Việt Nam trước năm 2025 để làm cơ sở đề xuất Chính phủ hai nước xem xét tăng NK điện từ Lào về Việt Nam một cách phù hợp.
Ngay ngày 18/4, khi họp với các đơn vị liên quan về rà soát tiến độ các dự án truyền tải phục vụ NK điện từ Lào về Việt Nam, Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân cũng nhấn mạnh, nhiều dự án là những dự án trọng điểm, cấp bách để NK điện từ Lào về Việt Nam, đảm bảo điện cho các tỉnh phía Bắc ngay từ mùa hè năm nay. Ông Nhân đã yêu cầu lãnh đạo cao nhất các đơn vị cần có mặt tại mỗi công trường, đốc thúc các nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ dự án; thường xuyên làm việc với các bộ, ngành, địa phương trong việc đẩy nhanh thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, cũng như bồi thường giải phóng mặt bằng...
Tin liên quan
Cần rõ nguyên tắc áp dụng danh mục mặt hàng kiểm tra an toàn thực phẩm
09:45 | 27/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hài hòa lợi ích trong giá điện
07:31 | 28/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lý do EVN tiếp tục lỗ sau thuế 8.098 tỷ đồng
15:57 | 20/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics