Năm bản lề xác định tính sống còn của chủ nghĩa đa phương
Thế giới đang hứng chịu đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu. |
Theo bài phân tích, tại kỳ họp Đại hội đồng LHQ tháng 9/2020 nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập LHQ, các nước thành viên đã thông qua tuyên bố chính trị trao quyền cho Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đưa ra các khuyến nghị thúc đẩy chương trình nghị sự chung nhằm ứng phó với các thách thức hiện tại và tương lai từ nay đến tháng 9/2021. Chương trình nghị sự chung gồm 12 chủ đề lớn, bao gồm nỗ lực phục hồi sau đại dịch, ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu khẩn cấp và tiếp tục thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Điều này cho thấy sự kỳ vọng Tổng Thư ký Guterres sẽ thực hiện quyền lực của mình để vạch ra lộ trình phát huy chủ nghĩa đa phương nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong thời điểm lịch sử này chứ không chỉ bị cuốn vào những việc lặt vặt liên quan tới thể chế và quy trình của LHQ. Những khuyến nghị của ông sẽ thúc đẩy những nỗ lực ứng phó đại dịch Covid-19 mà LHQ đang tiến hành, đồng thời làm nổi bật vai trò đầu tàu của LHQ trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, bài phân tích cho rằng chương trình nghị sự này có thành công hay không trong những năm tới còn phụ thuộc vào 4 xu hướng cần phải theo dõi sát sao trong năm 2021.
Thứ nhất, cộng đồng quốc tế vẫn phải chờ kết quả phép thử hợp tác trong phòng chống Covid-19 giữa các quốc gia. Việc phát triển thành công vaccine rất đáng khích lệ, song sự hợp tác chặt chẽ sẽ rất cần thiết để đảm bảo sản xuất đủ vaccine cũng như phân phối vaccine tới mọi nơi trên thế giới. Khoảng cách giữa 500 triệu người được tiêm vaccine đầu tiên và 500 triệu người được tiêm vaccine cuối cùng là rất lớn. Hơn nữa, việc virus lây lan sẽ bộc lộ rõ hơn những bất bình đẳng trong mỗi xã hội và bất bình đẳng giữa các nước do chênh lệch về khả năng tiếp cận vaccine.
Thứ hai, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ cuộc đại suy thoái và chưa biết khi nào mới kết thúc. Theo dự báo Triển vọng Kinh tế Thế giới của Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) IMF đưa ra hồi tháng 10/2020, quá trình phục hồi sẽ còn lâu dài và bất ổn. Hiện số liệu việc làm vẫn ở dưới mức trước đại dịch và người lao động có thu nhập thấp, thanh niên và phụ nữ là những người bị thiệt hại nặng nề nhất. Năm 2021, tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng ở mức khiêm tốn 5,2% và phần lớn nhờ tăng trưởng của Trung Quốc, còn nhìn chung thế giới sẽ mất khoảng vài năm mới có thể trở lại mức tăng trưởng của năm 2019.
Thứ ba, sẽ mất một khoảng thời gian kha khá trong năm 2021 để có thể cảm nhận những thay đổi mà chính quyền mới của Mỹ tạo ra về mặt ngoại giao cũng như tại những điểm nóng trên thế giới. Tổng thống đắc cử Biden đã đề xuất một số chính sách mới, nhưng để những chính sách này trở thành hiện thực cần có thời gian, nhất là trong bối cảnh Quốc hội Mỹ bị chia rẽ như hiện nay.
Thứ tư, Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu ở Glasgow sẽ hướng tới điều gì dường như đang ngày càng trở nên khó đoán định, nhất là khi giới khoa học cảnh báo tốc độ môi trường bị tàn phá ngày càng nhanh trong khi các nước đều chậm chễ trong việc thực hiện những cam kết về giảm khí thải nhà kính theo Hiệp định Paris năm 2015.
Năm 2021 sẽ là năm quan trọng đối với tất cả các nước thành viên LHQ và với hệ thống chủ nghĩa đa phương, bởi chính năm 2021 sẽ quyết định thế giới đi về đâu trong thập kỷ tới, thoát khỏi đại dịch và phục hồi như thế nào cũng như hồi sinh khả năng hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực.
Tin liên quan
Chông gai đón đợi nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới
11:28 | 02/08/2024 Nhìn ra thế giới
Nguy cơ tăng trưởng yếu kéo dài bủa vây thế giới
07:30 | 30/07/2024 Nhìn ra thế giới
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
Hải quan Hải Phòng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục bão số 3
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
Sửa đổi Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: Đề xuất bãi bỏ toàn bộ Điều 35 về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
2/5 doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ tại Hải quan Đắk Lắk được nâng hạng
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform