Nâng cao hiệu quả xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập và xu hướng kinh tế số
Nhiều giải pháp xúc tiến thương mại vào thị trường EU (HQ Online) - Theo Bộ Công Thương, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực sẽ đem lại cả ... |
Xuất khẩu gỗ: "Lội ngược dòng” ngoạn mục (HQ Online) - Từ đầu năm đến nay, trong khi XK nhiều mặt hàng nông sản liên tục đối diện khó khăn, kim ngạch sụt giảm ... |
DN giới thiệu hàng hóa tại Diễn đàn XK 2019 |
Để xuất khẩu (XK) hiệu quả trong bối cảnh hội nhập ông Phạm Thiết Hòa, Giám đốc ITPC cho rằng, các giải pháp xúc tiến XK cần theo hướng gắn kết mặt hàng XK và thị trường, tận dụng cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế. Với vai trò là cơ quan xúc tiến XK của TPHCM, ITPC đã xác định những khu vực thị trường thành phố cần đẩy mạnh xúc tiến XK trong những năm tới gồm hai thị trường là đối tác thương mại lớn của Việt Nam là Trung Quốc và Hoa Kỳ; thị trường các nước thuộc các FTA đa phương mà Việt Nam đã ký kết như CPTPP, Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU và các thị trường Việt Nam ký kết các FTA song phương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Chile.
Theo ông Phạm Thiết Hòa, hiện nay, doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa chiếm trên 96% tổng số lượng DN tại TPHCM, là các DN có nguồn vốn và công nghệ còn hạn chế, do đó việc hỗ trợ đối tượng DN này là rất cần thiết, đặc biệt là hoạt động hỗ trợ xúc tiến XK.
Theo ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc thương mại Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, các DN cần nhìn rõ ba động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng hoạt động XK ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; CPTPP và các FTA; kỹ thuật số và thương mại điện tử.
Sự chuyển dịch của các chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á do bị đánh thuế cao mang lại tiềm năng lớn cho hàng hóa XK của Việt Nam. DN cần nhiều nỗ lực hơn để tận dụng tối đa lợi ích từ các FTA giữa Việt Nam với các nước. Người tiêu dùng kết nối nhiều hơn, đặc biệt thông qua thiết bị di động giúp việc mua sắm xuyên quốc gia trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Trao đổi với DN những vấn đề cần lưu ý trong hoạt động thương thảo hợp đồng xuất nhập khẩu và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ông Châu Việt Bắc, Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và đặc biệt là mạng internet, các DN Việt Nam đã và đang sử dụng internet rất nhiều và phổ biến để giao kết hợp đồng, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) năm 2018, đã có 28% số doanh nghiệp tại Việt Nam sử dụng hợp đồng điện tử.
Giải quyết tranh chấp thương mại cũng có sự thay đổi trong bối cảnh kinh tế số với các phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến. “Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế” được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án gồm 4 phương thức: thương lượng trực tuyến, hòa giải trực tuyến, trọng tài trực tuyến và các phương thức hỗn hợp khác.
“Chứng cứ điện tử hầu như được chấp nhận tại tòa án và trọng tài. Giá trị pháp lý của hợp đồng, chứng từ điện tử không bị phủ nhận ở hầu hết quy định của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam nhưng khi thực hiện giao dịch có yếu tố “số hóa” thì phải áp dụng công cụ số an toàn trong quá trình thực hiện hợp đồng, những giao dịch bắt buộc phải thực hiện thông qua văn bản nhằm đảm bảo yêu cầu về chứng cứ chứng minh. Mặc dù sự phát triển theo xu hướng kinh tế số là cần thiết, nhưng yếu tố về chứng cứ bằng văn bản cần được chú trọng nhằm hạn chế những rủi ro và yếu thế khi phát sinh tranh chấp», ông Bắc nhấn mạnh.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng bền vững
09:17 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thị trường khả quan, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất
09:26 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3
15:14 | 19/09/2024 Kinh tế
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
09:38 | 19/09/2024 Kinh tế
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
Kiểm soát dòng tiền, hướng vào phân khúc phù hợp
08:30 | 18/09/2024 Kinh tế
“Mảnh ghép” quan trọng cho chuyển đổi xanh
16:36 | 17/09/2024 Kinh tế
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
14:51 | 17/09/2024 Kinh tế
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3
Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng giảm tùy loại trong kỳ điều hành ngày 19/9
Kiến nghị đầu tư trang thiết bị cho hoạt động kiểm soát tại cửa khẩu Buprăng và Đăk Peur
Thêm 2 doanh nghiệp nợ hơn 33 tỷ đồng thuế bị dừng làm thủ tục hải quan
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform