Ngăn chặn rửa tiền núp bóng dưới mọi giao dịch
Cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống rửa tiền. Ảnh: ST |
Theo các chuyên gia, rửa tiền là công cụ đồng hành và cộng sinh với tội phạm tham nhũng, giúp tham nhũng ẩn mình, né tránh pháp luật và thụ hưởng “thành quả” tài sản có được từ tham nhũng.
Theo Ngân hàng thế giới (WB), hàng năm, thế giới mất khoảng 1.000 tỷ USD thông qua các hoạt động hối lộ, tham nhũng. Hơn nữa, mỗi năm, tội phạm tiến hành rửa tiền thành công từ 1.000 - 1.500 tỷ USD trên toàn thế giới, gây ra những tác hại khôn lường đối với kinh tế, xã hội và an ninh toàn cầu.
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, hoạt động rửa tiền ở Việt Nam là khó tránh khỏi khi nền kinh tế đang phát triển đi đôi với quy mô sử dụng tiền mặt; cơ chế phòng, chống rửa tiền còn nhiều hạn chế… Vì thế, ngành Tài chính đã và đang đưa ra nhiều giải pháp để đẩy mạnh công tác phòng, chống rửa tiền.
Đối với lĩnh vực chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với chức năng trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán nên đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quản lý, giám sát việc triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền của các đối tượng báo cáo trong lĩnh vực chứng khoán. Hàng năm, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra định kỳ đối với các các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, trong đó có nội dung về phòng, chống rửa tiền.
Với lĩnh vực Kho bạc Nhà nước (KBNN), PGS.TS. Lê Hùng Sơn, Giám đốc Trường Nghiệp vụ Kho bạc (KBNN) chia sẻ, KBNN đặc biệt chú trọng đến việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong thu, chi ngân sách nhà nước nói riêng và trong nền kinh tế nói chung. Theo đó, mở rộng việc thu, chi ngân sách nhà nước theo các phương thức điện tử; quy định các đơn vị, tổ chức có tài khoản tại ngân hàng thương mại thực hiện nộp ngân sách nhà nước bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; rà soát, thu hẹp phạm vi các nội dung được phép chi bằng tiền mặt;... đồng thời, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hạn chế sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thuộc lĩnh vực được phân công quản lý…
Đặc biệt, trong lĩnh vực Hải quan, với vai trò là “người gác cửa nền kinh tế”, bảo đảm chủ quyền quốc gia, ông Nguyễn Huy Công, Phó trưởng phòng Xử lý vi phạm, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho biết, ngành Hải quan đã chú trọng đẩy mạnh áp dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ thông tin vào các lĩnh vực công tác nghiệp vụ.
Theo đó, ngành Hải quan đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro, công nghệ thông tin trong điều hành, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Chú trọng kiểm tra về trị giá, mã số hàng hóa để kịp thời phát hiện những trường hợp áp sai mã số, trị giá hàng hóa, đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế xuất nhập khẩu. Lực lượng kiểm tra sau thông quan, Thanh tra Hải quan đã đưa nội dung phòng, chống rửa tiền vào kế hoạch kiểm tra hàng năm tại các doanh nghiệp, qua đó rà soát, phát hiện vụ việc khai khống trị giá hoặc giả mạo hồ sơ chứng từ để làm thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài hoặc chuyển ra nước ngoài số tiền nhiều hơn so với các hợp đồng ký kết với doanh nghiệp ở nước ngoài. Đồng thời, chủ động kiểm soát biên giới, tập trung phát hiện, ngăn chặn các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, kịp thời bắt giữ, xử lý vụ việc nghi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
Ngoài ra, để đảm bảo việc thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền được hiệu quả, Luật Phòng, chống rửa tiền yêu cầu các đối tượng báo cáo phải xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền với nhiều nội dung cụ thể. Đến nay, theo báo cáo của Cục Phòng, chống rửa tiền (NHNN), 100% đơn vị lĩnh vực trò chơi có thưởng và casino đã gửi quy định nội bộ, 100% đơn vị bảo hiểm đã gửi báo cáo kiểm toán nội bộ về công tác phòng, chống rửa tiền, 49/83 đơn vị lĩnh vực chứng khoán đã gửi quy định nội bộ và hơn 30% đơn vị đã gửi báo cáo kiểm toán nội bộ về công tác phòng, chống rửa tiền…
Theo PGS.TS. Nhữ Trọng Bách, Phó Giám đốc Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính (Bộ Tài chính), hoạt động rửa tiền tại Việt Nam hiện phức tạp, gia tăng theo thời gian cả về quy mô, số lượng, đặc biệt hình thức rửa tiền mới đã xuất hiện. Đặc biệt, hành vi rửa tiền có thể núp bóng dưới mọi giao dịch tưởng chừng như bình thường nhất. Bởi lẽ, theo suy nghĩ thông thường, chỉ những giao dịch giá trị lớn mới có tính chất “đáng ngờ” nhưng thực tế cho thấy, ngay cả những giao dịch giá trị nhỏ lẻ cũng có thể vẫn bị đối tượng rửa tiền lợi dụng.
Từ thực tế này, các chuyên gia đều nhấn mạnh đến việc tăng cường các giải pháp cũng như củng cố từ cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng, chống rửa tiền. Trong đó, các cơ quan chức năng như NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Xây dựng... cần thành lập và triển khai nghiêm túc, hiệu quả các đoàn kiểm tra, giám sát các cấp và liên ngành về việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong phạm vi, lĩnh vực quản lý.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến nghị cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế trong bộ máy phòng, chống rửa tiền để các hoạt động thu thập số liệu, xử lý, báo cáo, chuyển giao thông tin được thực hiện đúng quy định pháp luật; đẩy mạnh tuyên truyền một cách sâu rộng về ý nghĩa, biện pháp, nội dung, cách nhận diện các nghi vấn về hoạt động rửa tiền; tăng cường đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ cho lực lượng làm các nhiệm vụ liên quan…
Tin liên quan
Hải quan và Biên phòng An Giang tạo sức mạnh chung trong phòng chống tội phạm
13:30 | 27/09/2024 An ninh XNK
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Ngành Thuế giải đáp những vấn đề 'nóng' cho gần 300 doanh nghiệp phía Nam
14:00 | 27/09/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước chung tay khắc phục hậu quả thiên tai
10:24 | 27/09/2024 Tài chính
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
21:08 | 25/09/2024 Tài chính
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
19:29 | 23/09/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
16:46 | 23/09/2024 Tài chính
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
20:23 | 19/09/2024 Tài chính
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Điểm nghẽn lớn nhất của TPHCM hiện nay là hạ tầng
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Bộ đội Biên phòng Bình Định chuyển biến tích cực
Ngành Thuế giải đáp những vấn đề 'nóng' cho gần 300 doanh nghiệp phía Nam
(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9
Cùng Ford Territory khám phá dòng chảy di sản
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform