Người làm báo phải biết tự bảo vệ mình
Đây là ý kiến của ông Phan Hữu Minh, Trưởng Ban Kiểm tra, Hội Nhà báo Việt Nam trong cuộc trao đổi với Báo Hải quan xung quanh vấn đề hành lang pháp lý bảo vệ người làm báo trong tác nghiệp.
Người làm báo hiện nay đang có những hành lang pháp lý nào bảo vệ khi tác nghiệp, thưa ông?
Mọi công dân trong đó có người làm báo đều sống và làm việc theo Hiến pháp và các quy định của pháp luật hiện hành. Người làm báo và cơ quan báo chí còn có Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 và sắp tới đây là Luật Báo chí sửa đổi năm 2016 mới được Quốc hội thông qua. Luật Báo chí mới này đã quy định từng chi tiết, cụ thể quy định pháp lý, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người làm công tác báo chí, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho nhà báo hoạt động.
Bên cạnh đó, Hội Nhà báo cũng đang lấy ý kiến và chuẩn bị ban hành quy định về đạo đức người làm báo Việt Nam cho phù hợp với Luật Báo chí 2016. Không những thế, mỗi cơ quan, đơn vị, tòa soạn lại có những quy định riêng, buộc người làm báo phải tuân theo.
Xin ông cho biết vai trò của Hội Nhà báo trong những vụ việc liên quan đến bảo vệ người làm báo khi tác nghiệp?
Hội Nhà báo là một tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, là “tổ ấm” của những người làm nghề nên nhiệm vụ của những người lãnh đạo hội từ cơ sở trở lên đều có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên, bảo vệ trước những bất bình thường trong quá trình tác nghiệp.
Tuy nhiên, Hội Nhà báo không phải cơ quan pháp luật mà là tổ chức để kêu gọi, kiến nghị, kiểm tra những hoạt động của các ngành, các cấp liên quan đến hội viên. Hội Nhà báo không có chức năng, thẩm quyền phán xét, xử lý người làm báo hay các đối tượng liên quan.
Thời gian qua, không có một trường hợp nào người làm báo bị gây khó dễ mà khi kiến nghị Hội Nhà báo không can thiệp để sáng tỏ vấn đề, cũng như để bênh vực những phần người làm báo đúng. Hội sẽ có trách nhiệm cùng với các đối tượng liên quan bàn bạc, giải thích và đi đến chỗ tốt nhất có thể, có lợi cho cả đôi bên. Hơn nữa, nếu pháp luật xử lý không đúng thì Hội cũng có tiếng nói để kiến nghị.
Theo ông, nguyên nhân tại sao nhiều trường hợp người làm báo bị hành hung, đối xử không đúng trong hành nghề?
Qua theo dõi thực tế, theo tôi, việc đào tạo nghề hiện nay cho người làm báo chưa đề cập nhiều đến kỹ năng tác nghiệp cho phóng viên. Cái này còn rất yếu. Do đó, người làm báo cũng yếu khi không thuộc luật, không nắm rõ lĩnh vực mình tìm hiểu nên gây bức xúc cho cơ sở. Do đó, nhiều vụ việc trong những năm gần đây rơi vào phóng viên mới thử việc, ít rơi vào trường hợp của những nhà báo chuyên nghiệp, có kỹ năng, kinh nghiệm.
Hơn nữa, báo chí hiện nay phát triển quá lớn, quá mạnh nên "tranh cướp" thông tin nhiều, anh nào cũng muốn thật nhanh để giành giật thông tin về mình nên tạo “cái ẩu”. Nhiều thông tin, nếu là nhà báo kỳ cựu thì đưa có chỗ lui, nhưng những nhà báo mới vào nghề lại đưa những yếu tố cảm quan, chủ tính, làm sai lệch vấn đề trên báo.
Nhưng xét cho cùng, phần nhiều vẫn đến từ ý thức của người làm báo. Nếu người làm báo làm đúng thì ít ai làm gì được, nhưng nếu làm có chỗ chưa chuẩn thì cũng có thể bị “tai bay vạ gió”. Người dân bình thường không hiểu rạch ròi báo mạng, báo hình, hay trang tin điện tử... mà chỉ là có tin gì thì họ chú ý. Do đó, khi người làm báo cứ đưa tin kiểu giật gân, không đúng sự thật… sẽ khiến người dân chán, làm giảm uy tín của người làm báo.
Để tăng cường kỹ năng và khả băng bảo vệ người làm báo trong tác nghiệp, người làm báo và các cơ quan báo chí cần thực hiện thêm những điều gì, thưa ông?
Trước tiên, người làm báo nên phải chuẩn bị hành trang đầy đủ khi tác nghiệp. Trước bất kỳ sự việc nào cũng nên tĩnh tâm lại một chút để xem xét sự việc nên đi theo hướng nào, không thể làm bừa.
Hơn nữa, người làm báo cũng là con người nên phải biết bảo vệ chính mình, thuộc luật pháp đã là bảo vệ mình, đi tác nghiệp cũng phải hiểu nếu đến vùng núi thì sẽ có lâm tặc, đến chỗ có người nghiện hút nhiều thì sẽ có người nghiện hút… Cái này nhà báo phải tự biết để bảo vệ, không Hội nào giúp được. Thẻ nhà báo không đề ra như thế.
Bên cạnh đó, với lực lượng phóng viên trẻ đông đảo như hiện nay, việc đào tạo nên cập nhật tình hình, đưa vào những tình huống thực tế để phóng viên tập bảo vệ mình cũng như biết cách hành xử đúng.
Về phía cơ quan báo chí, các cơ quan này cần phân công đúng người đúng việc, bám đúng tôn chỉ mục đích của tòa soạn để chỉ đạo phóng viên tác nghiệp. Nhiều tờ báo chú trọng vào “cướp – hiếp – giết” để thông tin, thu hút bạn đọc nhưng cũng nên hạn chế, nếu không sẽ thành trào lưu, gây ảnh hưởng xấu đến nền báo chí nước nhà.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Lãnh đạo Việt Nam-Lào nhất trí tập trung thực hiện hiệu quả các thỏa thuận
11:50 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng ra công điện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
10:56 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
18:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương
08:32 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất mở đường bay thẳng giữa TP Los Angeles và TPHCM
15:31 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên nhân nào làm CPI 9 tháng tăng?
15:01 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Lãnh đạo Việt Nam-Lào nhất trí tập trung thực hiện hiệu quả các thỏa thuận
Liên minh châu Âu đề xuất số hóa hộ chiếu và thẻ căn cước
Liên tiếp bắt giữ các đối tượng vận chuyển ma túy từ Campuchia về Việt Nam
Hiệu quả hơn nhờ thanh toán tập trung giữa Kho bạc Nhà nước với các ngân hàng
(TỌA ĐÀM TRỰC TUYẾN) “Doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Góc nhìn từ hai phía”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics