Nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc lấn át xuất khẩu
Kiểm soát hiệu quả rủi ro trong thương mại về gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành gỗ Việt Nam. Ảnh: N.Thanh |
Xuất khẩu nguyên liệu chiếm ưu thế
Theo Báo cáo “Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2015 – 2020: Thực trạng và xu hướng” vừa được nhóm nghiên cứu của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA), Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) và Tổ chức Forest Trends công bố, xét trong cả giai đoạn 2015-2020, quan hệ thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung duy trì tốc độ tăng tốt.
Các mặt hàng gỗ NK từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng chủ yếu thuộc nhóm gỗ nguyên liệu. So với nhóm các mặt hàng gỗ nguyên liệu mà Việt Nam XK vào Trung Quốc, các mặt hàng gỗ nguyên liệu Trung Quốc XK sang Việt Nam đa dạng hơn về chủng loại, gồm 4 nhóm mặt hàng chính là: Gỗ dán, gỗ ghép; ván bóc, ván lạng; đồ nội thất; ghế ngồi. |
XK gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng khoảng 4,3%/năm. Kim ngạch XK tăng từ 986 triệu USD năm 2015 lên 1,227 tỷ USD năm 2019, sau đó giảm còn khoảng 1,208 tỷ USD năm 2020. Các mặt hàng Việt Nam XK sang Trung Quốc chủ yếu là gỗ nguyên liệu với kim ngạch XK các mặt hàng trong nhóm này chiếm 86,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Ông Trần Lê Huy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký FPA Bình Định cho biết, năm có tỷ trọng kim ngạch XK gỗ nguyên liệu thấp nhất là năm 2016 thì cũng chiếm tới 82,3%; năm cao nhất là năm 2020 chiếm 92%. Kim ngạch XK các mặt hàng nhóm đồ gỗ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.
Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trends phân tích, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích các DN Việt tập trung vào sản xuất và XK các mặt hàng có giá trị gia tăng cao (tức các mặt hàng thuộc nhóm sản phẩm gỗ). Chính sách của Chính phủ cũng đi theo hướng hạn chế XK nguyên liệu thô thông qua việc áp dụng thuế XK. Hiện mức thuế XK đối với mặt hàng dăm và các loại ván lần lượt là 2% và 10%.
Chính phủ kỳ vọng áp dụng thuế XK đối với các mặt hàng này sẽ tạo động lực cho các DN đầu tư vào chế biến sâu, dựa trên các nguồn nguyên liệu này. Tuy nhiên, lượng XK các mặt hàng này liên tục tăng trong những năm vừa qua là minh chứng điển hình cho thấy, khuyến khích DN đầu tư vào chế biến sâu thông qua công cụ là “cây gậy” là chưa đủ. “Điều này cần đòi hỏi các công cụ là “củ cà rốt”, như các cơ chế chính sách khuyến khích trồng rừng gỗ lớn, thúc đẩy chuỗi liên kết giữa các DN và giữa DN và các hộ trồng rừng, tạo môi trường thu hút đầu tư sâu, môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các DN”, ông Phúc nói.
Nỗi lo gian lận thương mại
Ở chiều NK, hiện nay Trung Quốc là nguồn cung gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam. Nhóm nghiên cứu chỉ ra, kim ngạch NK từ Trung Quốc tăng đều qua từng năm. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng trong NK lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trong XK từ Việt Nam sang Trung Quốc, đạt con số khoảng 27%/năm. Cụ thể, kim ngạch NK gỗ và các sản phẩm gỗ từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng 3,3 lần từ 258 triệu USD năm 2015 lên 846 triệu năm 2020.
Ông Tô Xuân Phúc nhấn mạnh, một số mặt hàng NK từ Trung Quốc có mức tăng trưởng cao tiềm ẩn rủi ro về gian lận thương mại. Khi căng thẳng thương mãi Mỹ - Trung xảy ra, Chính phủ Mỹ áp dụng các mức thuế mới đối với mặt hàng gỗ của Trung Quốc XK vào thị trường này. Tùy từng loại mặt hàng cụ thể, mức thuế mới có thể lên tới trên 200% thậm chí cao hơn. Kết quả là các mặt hàng đồ gỗ từ Trung Quốc XK vào Mỹ giảm nghiêm trọng. Gỗ dán của Trung Quốc là một trong những nhóm sản phẩm chịu tác động này.
Trong bối cảnh đó, luồng cung gỗ dán từ Trung Quốc sang Việt Nam tăng vọt, đồng thời XK gỗ dán từ Việt Nam sang Mỹ cũng tăng theo. Điều này làm phát sinh các lo ngại về việc các công ty của Trung Quốc mượn kênh Việt Nam (lấy xuất xứ Việt Nam) để XK sản phẩm gỗ dán của mình sang Mỹ nhằm tránh các mức thuế mới. “Hệ quả là Chính phủ Mỹ cũng đã mở điều tra một số công ty gỗ dán từ Việt Nam XK sang Mỹ”, ông Tô Xuân Phúc nói.
Đại diện VIFORES thông tin thêm, đồ nội thất và ghế ngồi là 2 nhóm mặt hàng NK từ Trung Quốc vào Việt Nam có tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Trong nhóm đồ nội thất, tủ bếp và các bộ phận của tủ bếp có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. Đây cũng chính là các nhóm mặt hàng nằm trong danh sách bị Chính phủ Mỹ chính thức điều tra về gian lận thương mại và áp thuế khi XK từ Trung Quốc vào Mỹ. “Rủi ro về gian lận thương mại xảy ra khi Việt Nam được sử dụng là địa chỉ trung chuyển giúp đồ gỗ từ Trung Quốc tiếp cận với các thị trường XK có mức thuế cao được áp dụng đối với đồ gỗ nguồn gốc từ Trung Quốc”, ông Tô Xuân Phúc nói.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch VIFORES nhấn mạnh: “Kiểm soát hiệu quả rủi ro trong thương mại về gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là về gian lận và lẩn tránh xuất xứ đối với các mặt hàng gỗ của Trung Quốc NK vào Việt Nam có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngành gỗ Việt Nam. Làm được điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý rà soát kỹ lưỡng toàn bộ các luồng cung NK từ Trung Quốc, tập trung vào các mặt hàng có tín hiệu rủi ro cao”.
Theo ông Tô Xuân Phúc, các Hiệp hội gỗ có vai trò quan trọng trong việc thu thập các thông tin, bằng chứng về các đơn vị, cá nhân, các mặt hàng có tín hiệu rủi ro và chia sẻ các thông tin này với các cơ quan quản lý, nhằm xử lý vi phạm. Giảm rủi ro cũng đòi hỏi các hoạt động cảnh báo rủi ro cần được cập nhật thường xuyên cho các bên liên quan tham gia chuỗi cung.
Tin liên quan
Bắt 4 đối tượng mua bán người xuyên quốc gia
14:58 | 20/09/2024 An ninh XNK
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
MSB dành 1.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp ảnh hưởng bởi bão số 3
09:08 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng
09:01 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
7 doanh nghiệp được phân giao hạn ngạch nhập khẩu 121.000 tấn đường
16:21 | 20/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt “Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì” đầu tiên tại Việt Nam
19:29 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan trao tặng nhà đại đoàn kết và học bổng cho học sinh
15:47 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thị trường khả quan, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất
09:26 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng bền vững
09:17 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
07:54 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam là nhà tài trợ chính Giải bóng đá nữ vô địch U19 Quốc gia
07:53 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
20:25 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giúp nông dân nâng cao vai trò trong hành trình đưa hạt cà phê Việt Nam ra thế giới
16:28 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM
15:37 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, sau bão lũ vui đón trung thu
14:30 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn
Hé lộ Range Rover Velar mới
MSB dành 1.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp ảnh hưởng bởi bão số 3
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform