Trung Quốc thay đổi xu hướng sản xuất, tác động lớn tới xuất nhập khẩu Việt Nam
Xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 683,32 triệu USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm 2020. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Số liệu của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy, 6 tháng đầu năm 2021, sản xuất công nghiệp của Trung Quốc đã tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng này chủ yếu là do cùng kỳ năm ngoái sản xuất công nghiệp của Trung Quốc sụt giảm do đại dịch Covid-19.
Đáng chú ý, theo Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc, Trung Quốc đã cam kết cắt giảm 236 triệu tấn thép trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14, kéo dài từ năm 2021 đến năm 2025. Bên cạnh đó, 221 triệu tấn có thể được cắt giảm thêm nếu cần các quy trình thân thiện với môi trường hơn.
Các ngành sản xuất như dệt may, vải, điện thoại các loại của Trung Quốc có xu hướng chững lại hoặc giảm trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến các nhà đầu tư trong ngành này chuyển dịch một phần sản xuất sang các nước khác. Thời gian gần đây, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu các mặt hàng kim loại và hàng dệt may, da giày.
Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu của nước này tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2021 nhờ nhu cầu nguyên liệu thô tăng cao. Giá trị nhập khẩu tăng một phần do giá nguyên liệu thô như than, thép, quặng sắt và đồng tăng cao do nhu cầu ở nhiều nền kinh tế cải thiện sau đại dịch và thanh khoản toàn cầu dồi dào.
Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu nhôm, đồng, quặng, xỉ tro và các kim loại cơ bản khác của Trung Quốc tăng từ 70 – 80% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng may mặc và phụ kiện quần áo, dệt kim hoặc móc của Trung Quốc tăng mạnh 69,4%.
Ở góc độ tác động trong việc thay đổi về xu hướng sản xuất và xuất, nhập khẩu của Trung Quốc đến Việt Nam, Bộ Công Thương đánh giá: Việc Trung Quốc cắt giảm sản xuất của một số ngành công nghiệp như sắt thép, hàng dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ… do các yếu tố liên quan đến sự chuyển dịch nhu cầu của thị trường Mỹ sau căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc và cam kết cắt giảm lượng khí thải sẽ mang đến nhiều lợi thế cho hoạt động đầu tư, sản xuất và xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Thời gian qua, Việt Nam được coi là lựa chọn hàng đầu của các công ty thời trang Mỹ để thay thế một phần nguồn hàng từ Trung Quốc. Nguyên nhân là sản xuất tại Việt Nam có chi phí thấp hơn Trung Quốc và Ấn Độ, trong khi có hiệu quả cao hơn Bangladesh.
Năm 2020, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Mỹ giảm thấp nhất trong tất cả các nguồn cung cấp nhờ các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Cụ thể, Trung Quốc giảm 39,2%, Ấn Độ giảm 25,6%, Bangladesh giảm 11,7% hay Indonesia giảm hơn 20% nhưng Việt Nam chỉ giảm 7,2%.
Bên cạnh đó, ngành nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong năm 2020 cũng đã vượt qua Trung Quốc để trở thành thị trường xuất khẩu số 1 vào Mỹ.
Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu các loại nguyên liệu thô của Trung Quốc tăng trong những tháng đầu năm 2021 cũng thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 683,32 triệu USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm 2020; clanhke và xi măng tăng 29,2%; sản phẩm hóa chất tăng 77,8%; quặng và khoáng sản khác tăng 39,4%...
Giai đoạn từ năm 2016 đến 6 tháng năm 2021, sản xuất vải của Trung Quốc giảm trung bình khoảng 1%/năm. Hàng dệt may tăng trưởng 3,4% nhưng tốc độ tăng trưởng đã giảm từ 5,5% của năm 2016 xuống còn 0,7% trong năm 2020. Sản xuất điện thoại các loại sau khi tăng 20,3% trong năm 2016 cũng đã giảm liên tục trong giai đoạn 2018 - 2020, với mức giảm 4,1% năm 2018, giảm 6% trong năm 2019 và giảm 9,5% năm 2020. Tuy nhiên, 6 tháng năm 2021, sản lượng điện thoại các loại của Trung Quốc tăng mạnh lên 21,1%, đạt 754,02 triệu chiếc. |
Tin liên quan
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
16:02 | 24/09/2024 Kinh tế
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
15:08 | 24/09/2024 Kinh tế
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
07:43 | 24/09/2024 Kinh tế
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform