Nhiều doanh nghiệp báo lãi trở lại
Vận chuyển hàng không của Vietravelvẫn khó khăn do giá nhiên liệu cao Ảnh: Vietravel |
Lãi đột biến nhờ tăng doanh thu, giảm chi phí
Nếu như trong quý 1/2022, Công ty Cổ phần Fecon lần đầu tiên báo lỗ kể từ khi niêm yết vào năm 2012, với lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ âm 7,1 tỷ đồng, nhưng hết quý 2/2022, Công ty này đã báo lãi trở lại, với doanh thu thuần tăng 36,6% lên hơn 1.039 tỷ đồng, giúp lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ quý 2 đạt 15 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, Fecon ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm 97,6% so với cùng kỳ, xuống 1,2 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính của Fecom cho thấy, lợi nhuận quý 2 tăng trở lại là nhờ vào doanh thu tài chính tăng hơn 3 lần trong khi chi phí hoạt động, chi phí bán hàng đều giảm trong quý 2. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh nói chung của doanh nghiệp này vẫn còn nhiều khó khăn, chưa đạt được như cùng kỳ năm trước. Đại diện Công ty cho biết, nguyên nhân chủ yếu do chi phí đầu vào tăng đột biến trong 6 tháng đầu năm, trong khi các dự án ký kết từ năm 2021 và đầu năm 2022 với đơn giá cố định khiến giá vốn bị tăng cao so với kế hoạch ban đầu. Hơn nữa, Công ty còn phát sinh chi phí lãi vay của công ty thành viên Điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng khi dự án điện gió đi vào vận hành thương mại cuối tháng 10/2021.
Cũng nhờ doanh thu tăng và chi phí hoạt động giảm, Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PVChem) đã báo lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ quý 2/2022 đạt 4 tỷ đồng, có lãi trở lại sau khi chịu khoản lỗ 3 tỷ đồng vào quý 1/2022. Lũy kế 6 tháng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 545,3 triệu đồng, trong khi cùng kỳ đạt 270 triệu đồng.
Với các doanh nghiệp du lịch, việc mở cửa trở lại du lịch và nối lại đường bay quốc tế đã khiến ngành này “hồi sinh”. Công ty Vietravel cho biết doanh thu quý 2 đạt 986 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ năm trước, nhưng do khoản lỗ từ mảng hàng không nên doanh nghiệp lữ hành này lỗ ròng gần 7 tỷ đồng trong quý 2. Tuy nhiên, nếu so với con số lỗ tới 108 tỷ đồng của quý 1 và lỗ 217 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước thì lợi nhuận của Vietravel đã có sự cải thiện lớn.
Tại hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp mới đây, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel chia sẻ, du lịch đã có sự hồi phục rất tốt với thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Đối với riêng thị trường du lịch trong nước, doanh nghiệp đã phục hồi được 130% thị phần, đạt doanh thu bằng trước dịch. Tuy nhiên, theo vị này, nhiều thị trường lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… vẫn chưa sẵn sàng mở cửa, đặc biệt sau dịch còn những khó khăn về địa chính trị, giá xăng dầu, sự hỗn loạn, đứt gẫy trong chuỗi cung ứng dịch vụ của ngành du lịch.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp khác cũng ghi nhận những con số lợi nhuận đột biến so với quý trước. Chẳng hạn, Tổng công ty Sông Đà ghi nhận lợi nhuận ròng quý 2 tăng mạnh đạt 960 tỷ đồng, trong khi quý 1/2022 chỉ đạt 9 tỷ đồng, nguyên nhân do vào đầu tháng 4 doanh nghiệp đã bán 41,7 triệu cổ phần của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico), giúp doanh thu tài chính tăng gấp hơn 41 lần so với kỳ trước. Công ty Lọc Hóa Dầu Bình Sơn cũng báo lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 9.926 tỷ đồng trong quý 2/2022, gấp hơn 4 lần so với quý 1/2022, nhờ giá vốn bán hàng tăng mạnh cùng các khoản lãi nhờ lãi tiền gửi ngân hàng tăng và lãi chênh lệch tỷ giá…
Còn lo ngại cuối năm
Dù ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan hơn trong quý 2/2022, nhưng các doanh nghiệp vẫn còn nhiều lo ngại từ những khó khăn còn tồn tại trong các tháng cuối năm.
Đại diện Lọc hóa dầu Bình Sơn nhận định, các tháng cuối năm còn nhiều khó khăn như tỷ giá USD, tình hình lạm phát tại nhiều quốc gia dự báo tăng, khiến chi phí vận chuyển tăng cao do đứt gãy chuỗi cung ứng và các chi phí khác về nhiên liệu, bảo hiểm… cũng tăng. Hơn nữa, theo nhiều dự báo, giá dầu cuối năm có thể giảm do lãi suất tăng, kinh tế suy thoái, nhu cầu dầu thô giảm.
Còn theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt lữ hành hàng không, đã kiệt quệ về lao động, tài chính, phải khôi phục lại toàn bộ. Thị trường du lịch sau dịch là thị trường mới hoàn toàn nên phải thay đổi toàn bộ cấu trúc của doanh nghiệp cũng như cấu trúc của cả ngành du lịch. Trong giai đoạn phục hồi này, sức ép về tài chính rất lớn. Ông Kỳ chia sẻ, sức ép này khiến doanh nghiệp vừa phải trả nợ cũ đến hạn, vừa phải chuẩn bị vốn đầu tư mới cho tái cấu trúc doanh nghiệp và xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ, vừa phải trả tiền ngay khi đặt dịch vụ để phục vụ khách.
“Gói hỗ trợ 2% đến thời điểm này hầu như các doanh nghiệp, như Vietravel, không tiếp cận được, nhiều rào cản. Các ngân hàng đều yêu cầu muốn vay mới phải trả nợ cũ để bảo đảm an toàn và phải có tài sản thế chấp, nhưng tài sản trong 2 năm dịch đều thế chấp hết rồi. Vận chuyển, đặc biệt vận chuyển hàng không cũng khó khăn, giá nhiên liệu cao, nhiều thời điểm chiếm trên 60% chi phí”, ông Nguyễn Quốc Kỳ nêu rõ.
Vì thế, vị này kỳ vọng các chính sách hỗ trợ cần được xem lại, để tạo sự hiệu quả hơn trong hỗ trợ doanh nghiệp. Còn theo ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các gói kích thích kinh tế để ngăn chặn suy giảm là rất cần thiết, nhưng không nhất thiết phải "một mũi tên trúng nhiều mục tiêu", mà một số gói có thể thiết kế cẩn trọng hơn với phương châm "một mũi tên chỉ cần trúng một mục tiêu" sẽ an toàn hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng mong muốn các cơ quan quản lý đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, tạo cơ chế khuyến khích đầu tư, mở rộng tín dụng…
Tin liên quan
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV: Doanh thu tháng 10 đạt 13.430 tỷ đồng bất chấp ảnh hưởng bão số 3
16:45 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vingroup, VinFast đang tạo ra bước ngoặt chuyển đổi xanh cho cộng đồng doanh nghiệp Việt
14:53 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát trao tặng 200 suất học bổng tại Bình Dương
08:04 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG ghi nhận lợi nhuận tăng 17 lần trong niên độ tài chính 2023-2024
16:25 | 30/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 10/2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK