Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
Cửa hàng cà phê thương hiệu Việt Nam đầu tiên có mặt tại Kuwait Xuất khẩu cà phê khởi đầu niên vụ mới với nhiều nỗi lo Quảng bá thương hiệu để thúc đẩy sự lớn mạnh của ngành cà phê – trà Việt Nam |
Niên vụ 2023-2024 ghi nhận mức kim ngạch xuất khẩu kỷ lục của cà phê Việt Nam. Ảnh: S.T |
Nhiều điều bất ngờ
“Đặc biệt”, “thần kỳ”, “không bình thường” là các cụm từ được các chuyên gia và DN lặp đi lặp lại rất nhiều lần khi nhìn lại niên vụ 2023-2024 của ngành cà phê Việt Nam.
Theo báo cáo của Vicofa, niên vụ 2023-2024 Việt Nam xuất khẩu 1,45 triệu tấn cà phê, kim ngạch gần 5,43 tỷ USD, giảm 12,7% về lượng nhưng tăng 33% về giá trị so với niên vụ 2022-2023 nhờ giá tăng cao. Đây là mức kim ngạch cao nhất trong các niên vụ từ trước đến nay. Niên vụ cà phê 2023-2024 là một niên vụ có biến động giá cao và nhanh nhất trong các niên vụ cà phê từ trước đến nay. Nguồn hàng xuất khẩu đã thiếu từ cuối vụ 2022-2023. Giá cà phê tăng cao liên tục từ đầu vụ. Thời điểm cao nhất trong niên vụ, giá cà phê đạt ở mức 125.000 đồng/ kg. Vì vậy, đây là một niên vụ gây nhiều khó khăn và rủi ro cho các DN xuất nhập khẩu trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. |
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, suốt 30 năm làm trong ngành cà phê, lần đầu tiên ông chứng kiến nhiều chuyện không bình thường đến vậy. Đó là việc giá cà phê Việt Nam trở nên đắt nhất thế giới. Bên cạnh đó, có thời điểm giá cà phê robusta đắt hơn cà phê arabica. “Đây là điều mà cách đây 3-5 năm, bất cứ ai nếu nhắc đến đều sẽ bị cười nhạo” – ông Nam chia sẻ. Cũng theo ông Nam, trong niên vụ này, lần đầu tiên ông chứng kiến việc giá cà phê trên sàn London vượt ngưỡng 5.000 USD/tấn.
Cùng với những điều không bình thường đó là “nỗi đau” của không ít DN trong việc giao hàng đúng hạn. Điều này đã vấp phải phản ứng dữ dội từ các đối tác nước ngoài. Thậm chí, khi giá cà phê ở mức rất cao, tình trạng mất hàng khi đang trên đường vận chuyển đã xảy ra gây thiệt hại cho DN.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang Bình, chuyên gia thị trường cà phê vẫn nhận định niên vụ 2023-2024 là một niên vụ thần kỳ của ngành cà phê Việt Nam khi sản lượng xuất khẩu chưa tới 1,5 triệu tấn nhưng kim ngạch lại đạt tới trên 5 tỷ USD. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thành công này của ngành cà phê. Trong đó, người nông dân đã sản xuất ra sản phẩm tốt với sản lượng vừa đủ. Chính vì đưa ra thị trường nguồn cung vừa đủ, nên giá mới tốt.
Nhưng bước sang niên vụ 2024-2025 (ngày 1/10/2024), giá cà phê liên tục giảm. Việc giá giảm là điều khó tránh khỏi sau mỗi đợt tăng giá mạnh. Hệ quả là, tại các vùng trồng cà phê, nhiều nhà vườn, đại lý và cả DN xuất khẩu đều cho biết việc bán hàng hiện rất ế ẩm.
Trước đó, nhiều nhà tiêu thụ cà phê đã kêu ca về việc giá cà phê Việt Nam quá đắt và cho biết, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, sẽ không có nhà tiêu thụ nào có thể mua nổi. Một số nhà chế biến đã chuyển sang mua cà phê của nước khác, nhưng chỉ là tạm thời, vì người tiêu dùng thế giới đã quen với vị cà phê robusta của Việt Nam. Do đó, về lâu dài, các khách hàng vẫn muốn quay về với cà phê Việt Nam.
Niên vụ mới sẽ ra sao?
Từ những bất thường đã xảy ra trong niên vụ 2023-2024, điều mà các DN xuất khẩu cà phê Việt Nam quan tâm khi bước vào niên vụ mới là mức giá nào là phù hợp cho cà phê Việt Nam và làm thế nào để người nông dân có thể sống tốt từ cây cà phê nhưng vẫn giữ chân được người tiêu dùng thế giới.
Chuyên gia Nguyễn Quang Bình đánh giá, giá cà phê khó có thể lặp lại lịch sử của niên vụ vừa qua. Thậm chí, vừa qua, khi giá cà phê tăng lên mức 3.000 USD/tấn, nhiều nước như Kenya, Uganda, Ấn Độ… đã bắt đầu trồng thêm cà phê. “Trong vài năm tới, sản lượng cà phê thế giới sẽ có đợt bùng nổ, gây thiệt hại cho thị trường, đặc biệt là nhà nông” – ông Bình dự báo. Do đó, đầu tư cho chất lượng thay vì chạy theo số lượng là hướng đi được vị chuyên gia này khuyến nghị cho ngành cà phê Việt Nam trong thời gian tới.
Điều tích cực là Việt Nam đang ghi điểm trong việc thực thi quy định chống phá rừng của châu Âu (EUDR). Ông Đỗ Hà Nam cho biết, chỉ một tháng sau khi EU ra thông báo về quy định này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã sang châu Âu làm việc về vấn đề này và khẳng định quan điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sẵn sàng hợp tác tối đa để giúp các DN Việt Nam thực hiện quy định.
Đến nay, phần lớn các DN Việt Nam đều đã ở tâm thế sẵn sàng cho việc triển khai quy định này từ 1/1/2025. Trong khi đó, tại các nước xuất khẩu cà phê khác, việc triển khai thực hiện EUDR vẫn vấp phải nhiều vấn đề. Có nước đã triển khai nhưng không nhận được hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, có nước thậm chí còn phản đối quy định này. Trong khi các DN đã bỏ ra khoản chi phí không nhỏ cho để triển khai thực hiện EUDR
“Nếu quy định này được áp dụng vào ngày 1/1/2025, chắc chắn giá cà phê Việt Nam sẽ tiếp tục cao nhất thế giới, vì Việt Nam là nguồn cung tốt nhất đáp ứng được quy định này” – ông Nam nhận định.
Tuy nhiên, EC đã quyết định lùi thời gian thực thi quy định này đến cuối năm 2025. Điều này khiến nhiều DN có phần hụt hẫng. Bởi sau khi có đề xuất hoãn, giá cà phê trên sàn London đã giảm giá nhiều. Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình, giá cà phê robusta đã giảm khoảng 800 USD/tấn so với mức đỉnh 5.300 USD/tấn hồi tháng 9/2024.
Ông Nam cũng cho biết, qua trao đổi, các nhà nhập khẩu châu Âu cho biết, dù giá đã giảm sau khi hoãn thực thi EUDR, song sớm muộn gì quy định này cũng sẽ được triển khai. Do đó, các DN này vẫn sẽ tiếp tục thực hiện các hợp đồng mua cà phê đạt EUDR đã ký kết với DN Việt Nam và đề nghị DN Việt Nam tiếp tục cung ứng cà phê đạt EUDR cho những hợp đồng này.
Ông Đỗ Xuân Hiền, Chánh văn phòng Vicofa khuyến nghị các DN cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ và bám sát các hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông tin để nắm bắt thông tin, yêu cầu của phía EU liên quan đến EUDR để không bị gián đoạn quá trình này. Điều này sẽ giúp ngành cà phê Việt Nam luôn sẵn sàng đáp ứng EUDR bất cứ khi nào quy định này chính thức được EU áp dụng.
Tin liên quan
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV: Doanh thu tháng 10 đạt 13.430 tỷ đồng bất chấp ảnh hưởng bão số 3
16:45 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vingroup, VinFast đang tạo ra bước ngoặt chuyển đổi xanh cho cộng đồng doanh nghiệp Việt
14:53 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát trao tặng 200 suất học bổng tại Bình Dương
08:04 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG ghi nhận lợi nhuận tăng 17 lần trong niên độ tài chính 2023-2024
16:25 | 30/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam - mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng điện tử, thiết bị thông minh
15:00 | 30/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tiếp tục xử lý sở hữu chéo trong ngân hàng
13:20 | 30/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK