Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
Ngành Tài chính gấp rút sửa 7 Luật nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật |
Những nội dung trong Dự án 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính góp phần giải phóng nhiều nguồn lực để phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Ảnh minh họa: ST |
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế
Trong thời gian qua, trước sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội, các văn bản pháp luật về tài chính đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, cho thấy sự cần thiết phải được rà soát, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ, Bộ Tài chính đã khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các luật trong lĩnh vực tài chính – ngân sách và xác định 7 luật cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp gồm: Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dữ trữ quốc gia.
Theo dự kiến, ngày 29/11/2024, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia. |
Về nội dung trọng tâm sửa đổi tại đề án Luật, báo cáo của Chính phủ cho biết, Luật Ngân sách nhà nước tại dự thảo được đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế cho phép các địa phương sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của ngân sách cấp trên trực tiếp trên địa bàn; bổ sung quy định về chi NSNN thực hiện một số nhiệm vụ từ cả nguồn chi đầu tư và chi thường xuyên để tháo gỡ điểm nghẽn trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình tại các địa phương thời gian qua,…
Đối với Luật Quản lý thuế, những sửa đổi, bổ sung hướng đến tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý thuế, tăng cường trách nhiệm công vụ để đảm bảo công bằng, bình đẳng, minh bạch, thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật.
Trong đó, đáng chú ý có sửa đổi bổ sung các quy định phân cấp, phân quyền nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế.
Trong dự thảo về sửa Luật Chứng khoán đề xuất sửa đổi, bổ sung theo hướng nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, an toàn cho thị trường này; hoàn thiện các quy định để tăng cường công tác giám sát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, lừa đảo…
Đối với Luật Kế toán, nội dung sửa đổi, bổ sung hướng tới 2 nhóm mục tiêu chính: áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán, tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị kế toán; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế toán…
Đánh giá về dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Ủy ban Kinh tế và các cơ quan của Quốc hội nhất trí sự cần thiết sửa đổi, bổ sung dự án Luật vào chương trình xây dựng luật.
Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kỳ vọng có thể thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút tối đa các nguồn lực nhà nước, ngoài nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Giải phóng nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế
hát biểu tại phiên họp tổ thảo luận về dự án 1 Luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực Tài chính, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương khẳng định sự cần thiết sửa đổi, bổ sung dự án 1 luật sửa 7 luật để vừa tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn vừa bảo đảm quản lý nhà nước và quản trị xã hội để không tạo kẽ hở trong trục lợi chính sách. Với quyết tâm chính trị thông qua theo quy trình 1 kỳ họp, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật đã được thẩm tra kỹ lưỡng theo quy trình rút gọn.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, quyết sách của Đảng về việc xử lý các vướng mắc, điểm nghẽn trong hệ thống pháp luật về tài chính là chủ trương rất trúng, rất đúng và rất kịp thời. Những sửa đổi, bổ sung tập trung vào các vấn đề mà thực tế đòi hỏi, yêu cầu, đồng thời dự án Luật được soạn thảo theo quy trình, thủ tục rút gọn và có hiệu lực ngay sau khi được phê chuẩn.
“Với những nội dung báo cáo Quốc hội phê duyệt tại kỳ họp này, chúng tôi khẳng định sẽ giải phóng được rất nhiều nguồn lực, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để đóng góp vào sự phát triển của kinh tế - xã hội trong thời gian tới”, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh.
Làm rõ hơn mục tiêu giải phóng nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, Thứ trưởng cho biết, tại dự thảo sửa Luật Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung nội dung cho phép một số địa phương được sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư vào các công trình, dự án trọng điểm của trung ương trên địa bàn để huy động được nguồn ngân sách của các địa phương tham gia đầu tư vào các dự án hạ tầng quan trọng, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, liên quốc gia, thậm chí là liên quốc tế.
“Cơ chế này được thông qua sẽ tạo ra nguồn lực tổng thể, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả trung ương và địa phương để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế - xã hội của từng địa phương, của vùng và cả quốc gia”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Trước đó, tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về báo cáo đề xuất xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung 7 luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính ngày 16/8/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao nỗ lực, trách nhiệm, công tác chuẩn bị của Bộ Tài chính.
Đồng thời nhấn mạnh, việc đề xuất sửa đổi các luật nói trên đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và có ý nghĩa quan trọng, góp phần triển khai 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về xây dựng và hoàn thiện thể chế; phòng chống tham nhũng, tiêu cực; khắc phục tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Việc ban hành Luật cũng đáp ứng mong muốn của người dân và doanh nghiệp về giảm thủ tục hành chính, chống phiền hà, sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Nỗ lực hoàn thiện thể chế để thực hiện một trong ba đột phá chiến lược Tại Kỳ họp này, Chính phủ trình cùng lúc việc sửa đổi nhiều luật trong đó có Luật sửa 7 luật trong lĩnh vực tài chính nhằm tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn lâu nay trên thực tiễn, từ đó giải phóng và huy động tối đa các nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo đà bứt phá để hoàn thành các mục tiêu của giai đoạn 5 năm mà Đại hội Đảng đã đề ra. Đồng thời, đây cũng là nỗ lực hoàn thiện thể chế để thực hiện một trong ba đột phá chiến lược của nền kinh tế theo các nghị quyết của Đảng. Chúng ta đang thực hiện hoàn thiện thể chế để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội để phục vụ cho quá trình đổi mới. Khi hoàn thiện được pháp luật thì chúng ta mới tập trung xây dựng được cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển công nghiệp công nghệ cao, kinh tế số, kinh tế xanh… Do đó, vấn đề hoàn thiện pháp luật cực kỳ quan trọng. |
Tin liên quan
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Sửa Luật Đầu tư công để trả lời câu hỏi "tại sao có tiền mà không làm được"
21:46 | 29/10/2024 Kinh tế
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan
08:59 | 26/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Quảng Ninh: “Cầu nối” thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK