Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
Quý 3/2024 ghi nhận nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tăng trưởng nhanh hơn dự kiến nhưng triển vọng vẫn yếu do các nguy cơ trong mối quan hệ thương mại với Mỹ và Trung Quốc cũng như niềm tin của người tiêu dùng giảm sút.
Theo dữ liệu của Eurostat công bố ngày 30/10, tổng sản phẩm GDP tại 20 quốc gia sử dụng đồng euro tăng 0,4% trong quý 3, vượt kỳ vọng là 0,2% nhưng vẫn cho thấy sự mong manh khi ngành công nghiệp vẫn trong suy thoái và mức tiêu dùng hộ gia đình hầu như không tăng.
So với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khối đạt 0,9%, duy trì mức tăng trưởng cả năm xấp xỉ 1%, thấp hơn ngưỡng mà các nhà kinh tế coi là 'tiềm năng' hay tốc độ tăng trưởng tự nhiên mà không có cú sốc hoặc kích thích.
Bất ngờ lớn nhất đến từ Đức, nền kinh tế lớn nhất của khối, đã tăng trưởng 0,2% nhờ mức tiêu dùng công và tư nhân cao hơn.
Mặc dù vậy, nhà kinh tế học Carsten Brzeski của ING nhận định điều này không thay đổi được thực tế là nền kinh tế đầu tàu Eurozone vẫn đang mắc kẹt trong tình trạng trì trệ, với số lượng các vụ phá sản ngày càng tăng và việc tái cấu trúc việc làm sắp tới của nhiều doanh nghiệp có nguy cơ ảnh hưởng mạnh đến thị trường lao động. Ngoài ra, Pháp và Tây Ban Nha cũng cho thấy khả năng phục hồi bất ngờ.
Trong khi đó, nguy cơ căng thẳng thương mại với các đối tác lớn cũng khiến triển vọng kinh tế Eurozone trở nên bấp bênh.
Trong các tuyên bố tranh cử, ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định sẽ áp thuế 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia.
EU cũng đang nỗ lực giảm nhẹ căng thẳng với Bắc Kinh liên quan đến quyết định tăng thuế đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất lên tới 45,3%.
Những thông tin không mấy tích cực đã làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng, cũng như doanh nghiệp châu Âu./.
Tin liên quan
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
EU áp thuế bổ sung đối với ôtô điện nhập khẩu của Trung Quốc
09:50 | 30/10/2024 Xe - Công nghệ
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
09:09 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng nhiệt cuộc đua Tổng thống Mỹ
07:00 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Động lực phát triển mới trong thế giới đa cực
08:59 | 26/10/2024 Nhìn ra thế giới
Quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước BRICS ngày càng chặt chẽ
07:41 | 25/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hội nghị BRICS: Ấn Độ-Trung Quốc nỗ lực cải thiện quan hệ song phương
08:41 | 24/10/2024 Nhìn ra thế giới
Philippines lập bản đồ rủi ro tham nhũng nhằm tăng cường liêm chính và thúc đẩy thương mại
15:25 | 23/10/2024 Hải quan thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Trà Lĩnh: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 300 triệu USD
Triển khai cao điểm cao điểm chống hàng giả dịp cuối năm
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
Điều tiết hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vào thời gian cao điểm
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK