Nhiều khó khăn cho khu công nghiệp
Quang cảnh Hội thảo. |
Nguồn lực tài chính phát triển hạ tầng kỹ thuật KCN còn rất hạn chế
Hiện nay, trên cả nước đã có 414 khu công nghiệp (KCN) được thành lập tại 61/63 tỉnh, thành phố, với tổng diện tích gần 127 nghìn ha; hơn 1.000 cụm công nghiệp với tổng diện hơn 31 nghìn ha.
Theo số liệu của Bộ KH&ĐT, tính đến cuối năm 2022, các KCN trong cả nước đã thu hút được hơn 11.200 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 231 tỷ USD, và 10.400 dự án đầu tư của doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký đạt 2,54 triệu tỷ đồng. Các doanh nghiệp trong KCN có đóng góp rất lớn (khoảng 50%) tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách.
Theo ông Lê Minh Nghĩa, Chủ tịch Hội Tư vấn Tài chính Việt Nam, để thúc đẩy các KCN phát triển, nhiều giải pháp đã được đưa ra, trong đó có các giải pháp về tài chính.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính), hệ thống chính sách sách tài chính áp dụng cho các KCN Việt Nam hiện nay nhìn chung đã bao gồm 5 nhóm chính sách: chính sách thuế phí; chính sách đầu tư; chính sách tín dụng; chính sách đất đai; và các chính sách khác.
Tuy nhiên, ông Lê Minh Nghĩa cho biết, trong thực tiễn, các chính sách chủ yếu mới chỉ bao gồm chính sách thuế, chính sách đất đai, chính sách ưu đãi đầu tư và các chính sách hỗ trợ khác của địa phương, trong khi vai trò của chính sách tín dụng còn tương đối mờ nhạt.
Đồng thời, còn có nhiều vấn đề đặt ra như: nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng kỹ thuật KCN còn rất hạn chế, dẫn đến việc hạ tầng chưa hoàn thiện, quá trình xây dựng chậm trễ kéo dài nên khó thu hút đầu tư.
Còn tồn tại sự chồng chéo về quy định ưu đãi đầu tư theo địa bàn, dẫn đến một số KCN không được hưởng các chính sách ưu đãi; chưa có chính sách tài chính ưu đãi cho các DN, dự án đầu tư thứ cấp trong KCN; chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với DN trong KCN cũng chưa thật sự thu hút.
Cũng theo ông Lê Minh Nghĩa, nguồn vốn dành cho phát triển kinh tế xanh nói chung và các KCN sinh thái nói riêng vẫn còn rất hạn chế.
Tính đến tháng 12/2022, tổng dư nợ tín dụng xanh tại Việt Nam mới chỉ đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,3% tổng dư nợ tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế. Cho đến nay, hầu như chưa có chính sách tín dụng ưu đãi nào được quy định nhằm thúc đẩy tiếp cận vốn cho các KCN sinh thái.
Bỏ lỡ làn sóng đầu tư xanh nhà đầu tư quốc tế?
Ông Lê Minh Nghĩa nhấn mạnh, nếu không có nguồn vốn đầu tư kịp thời thì rất khó để mô hình KCN sinh thái phát triển được trong thực tế, và điều này có thể khiến cho Việt Nam bỏ lỡ làn sóng đầu tư xanh ngày càng trở thành xu hướng trọng tâm của các nhà đầu tư quốc tế.
"Thực tiễn cũng cho thấy, còn rất nhiều khó khăn, hạn chế về tài chính cần phải được tháo gỡ, để các KCN có thể tiếp tục phát triển, tương xứng với tiềm năng to lớn của mô hình này”, ông Lê Minh Nghĩa nói.
Thông tin về nguồn vốn cho KCN, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho biết, đến hết 2023, tín dụng BĐS đạt 2,75 triệu tỷ đồng (chiếm 21,4% tổng dư nợ của nền kinh tế), ước tăng khoảng 6,75% so với cuối năm 2022.
Theo Bộ XD/NHNN, đến hết tháng 8/2023, dư nợ tín dụng cho các KCN là 56,6 nghìn tỷ đồng; chiếm 5,7% tổng dư nợ kinh doanh BĐS và tăng 41% so với cuối năm 2022, cao hơn mức tăng gần 22% của tín dụng kinh doanh BĐS và cao hơn và mức tăng 13,7% tín dụng toàn nền kinh tế năm 2023.
Tại Hội thảo, chuyên gia Cấn Văn Lực cũng đề cập đến 7 khó khăn, vướng mắc chính liên quan đến phát triển khu công nghiệp. Trong đó, về nguồn vốn, ông Lực cho biết nguồn vốn phát triển KCN còn hạn chế và phụ thuộc nhiều vào các nguồn vốn bên ngoài.
Cụ thể, nguồn vốn NSNN hỗ trợ phát triển hạ tầng KCN còn thấp so với nhu cầu (trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020, nguồn vốn đã bố trí để hỗ trợ phát triển hạ tầng KCN chỉ đáp ứng 53% so với nhu cầu).
Thời gian đầu tư và hoàn vốn kéo dài nhiều năm nên phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp, do đó nhu cầu vay vốn trung dài hạn là rất lớn (để giải phóng mặt bằng, thuê đất, xây dựng hạ tầng...).
Cũng theo ông Lực, việc định giá đất gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua dẫn tới khó tiếp cận vốn tín dụng hơn; đồng thời, sự trầm lắng của thị trường trái phiếu DN (TPDN) thời gian qua phần nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của DN BĐS KCN.
Để tháo gỡ khó khăn này, ông Cấn Văn Lực cho rằng cần sớm giải quyết các vấn đề tồn tại trên thị trường tài chính; đa dạng hóa các định chế tài chính BĐS (thành lập quỹ tín thác BĐS, phát triển thị trường TPDN, Quỹ phát triển nhà ở xã hội…).
Đối với định chế tài chính, cần triển khai thực hiện quyết liệt các định hướng, thông tư, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính để hỗ trợ nguồn vốn và chính sách thuế, phí đối với các KCN.
Tin liên quan
Vai trò của bảo hiểm trở nên quan trọng hơn qua khắc phục hậu quả bão lũ
14:33 | 06/10/2024 Tài chính
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
20:33 | 02/10/2024 Kinh tế
Phát triển thành phố thông minh qua hệ sinh thái ngân hàng mở
15:34 | 02/10/2024 Kinh tế
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
19:32 | 07/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
18:50 | 07/10/2024 Kinh tế
Tận dụng dư địa lớn của thị trường CPTPP
09:05 | 07/10/2024 Kinh tế
Tối đa hóa tiềm năng xuất khẩu công nghệ số
07:31 | 07/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng
20:36 | 06/10/2024 Kinh tế
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
18:49 | 06/10/2024 Kinh tế
WB: Việt Nam trong top 10 về hiệu quả hoạt động
15:47 | 06/10/2024 Kinh tế
Kinh tế tri thức – nền tảng để giới trẻ bước chân ra toàn cầu
15:15 | 06/10/2024 Kinh tế
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
14:54 | 06/10/2024 Kinh tế
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
09:27 | 06/10/2024 Kinh tế
Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới
09:03 | 06/10/2024 Kinh tế
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
18:41 | 05/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 81 phát hành ngày 8/10/2024
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics