Nhiều người đi lễ với suy nghĩ rất “lạ”
Vấn đề đặt ra là làm sao để dung hòa được truyền thống văn hóa, tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc với nhịp sống hiện đại, làm sao để tránh được sự xô bồ, lạm dụng, thương mại hóa tại các lễ hội; giảm bớt, ngăn chặn các tiêu cực là bài toán đang được các cấp, các địa phương tìm lời giải. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với GS Ngô Đức Thịnh (ảnh) - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam.
Mỗi dịp đầu năm mới, khi mà nhiều lễ hội cùng lúc diễn ra, sự nhốn nháo, xô bồ trong cách thức tổ chức, trong thái độ ứng xử của người dân lại được đặt ra, song dường như đây là vấn đề nan giải, thưa ông nguyên nhân vì sao?
Có thể thấy rằng, hiện nay lễ hội và câu chuyện thương mại hóa được nhắc tới nhiều. Mảng tối trong bức tranh lễ hội hiện vẫn còn tồn tại những hành động phản cảm như cờ bạc, bói toán, xóc thẻ; cảnh tượng khách đi lễ chen lấn, tranh giành tại nơi thờ tự, đặt tiền không đúng nơi quy định...Vậy vấn đề nằm ở đâu?
Theo tôi hiện nay có sự “đứt đoạn” trong tâm thức, tri thức của người dân khi tham gia lễ hội, thực hành tín ngưỡng. Tín ngưỡng là một kho tri thức của nhân loại, phải học mới biết được, nhưng hiện một bộ phận người dân thực hành tín ngưỡng theo cách thiếu hiểu biết và với một tâm thế có lẫn cả tham, sân, si. Nhiều người đi lễ với suy nghĩ rất “lạ” là phải có nhiều tiền, nhiều đồ mã thì phật, thánh mới “chứng” cho lòng thành; đôi khi đi lễ mà chẳng biết lễ ai, không biết nguồn gốc lịch sử, văn hóa của lễ hội mình tham gia, không trả lời được câu hỏi tại sao mình phải đến đó và đến đó để làm gì mà cứ thấy bát hương là lao đến khấn, vái.
Vậy dường như nhân dân, chủ thể của văn hóa lễ hội, là người phải chịu trách nhiệm chính trước sự nhốn nháo đang tồn tại tại các lễ hội hiện nay. Song một câu hỏi được đặt ra là với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước về lễ hội, các địa phương đã làm "tròn vai" của mình chưa, bên cạnh đó các cơ quan quản lý văn hóa đã thực thi nhiệm vụ, thanh, kiểm tra một cách quyết liệt, hay chỉ là "trống giong cờ mở", thưa ông?
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, công tác thanh, kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước là rất cần thiết. Tuy nhiên, không giống như các lĩnh vực khác của xã hội, đối với phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, cơ quan quản lý Nhà nước không đơn giản là dùng “lệnh” để quản lý mà cần có sự tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục .
Mặt khác việc thanh, kiểm tra hiện nay có một thực tế bên cạnh những cán bộ tận tâm với công việc, vẫn còn đó rất đông những cán bộ thực thi nhiệm vụ chưa tận tâm với nhiệm vụ theo kiểu “trống giong cờ mở”, chỉ giải quyết phần nổi của vấn đề, chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Nói một cách nghiêm túc là hiện nhiều địa phương làm chưa tốt khâu tổ chức, còn có tình trạng dung túng, bỏ qua, bao che cho các hoạt động không đúng với tinh thần của lễ hội truyền thống. Hiện tượng nhóm này nhóm kia bao thầu việc gửi xe, kinh doanh dịch vụ ăn uống, hoạt động vui chơi có thưởng chặt chém khách thập phương còn tồn tại.
Quang cảnh lễ hội Đền Hùng. Ảnh: HỮU LINH. |
Có nhiều ý kiến cho rằng, cách thức tổ chức lễ hội, tâm thế của người tham gia lễ hội là tấm gương phản chiếu thực tế của xã hội đương thời, ông nghĩ sao về điều này?
Việt Nam tự hào là đất nước nghìn năm văn hiến với hơn 8.000 lễ hội trong năm. Tuy nhiên sự lộn xộn tại các lễ hội hiện không phải do số lượng mà gốc rễ của vấn đề nằm ở nhận thức, tư tưởng của người tham gia lễ hội. Hay nói cách khác đó là do sự xâm nhập của quan niệm vụ lợi trong xã hội hiện đại vào đời sống tín ngưỡng. Sự vụ lợi trong đời sống xã hội đã là một điều không tốt, nhưng sự vụ lợi nếu len lỏi vào đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội còn nguy hại gấp nhiều lần vì nó sẽ phá hỏng sự thiêng liêng, bản chất thanh cao, hướng thiện của lễ hội. Tình trạng vụ lợi này có ở cả người đi lễ và cả các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng. Nhân dân đến đền chùa, lễ hội không phải để cho tâm hồn thanh thản, hướng thiện mà hầu hết đến là để cầu xin, với ý niệm “lễ to, cầu nhiều”.
Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là điều cần thiết, nhưng hiện nhiều ý kiến cho rằng trong xã hội hiện đại ngày nay nhiều lễ hội đã không còn phù hợp, đơn cử như Lễ hội chém lợn ở thôn Ném Thượng - Bắc Ninh, Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên... Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
Đối với tín ngưỡng, không thể nhìn bằng con mắt người ngoài cuộc để nhận xét hay phê phán. Thời gian vừa qua nhiều ý kiến cho rằng Lễ hội chém lợn ở Ném Thượng là dã man, nhưng tôi cho rằng, muốn nói điều gì, phải hiểu biết về vấn đề đó. Với người dân Ném Thượng chém lợn là tái hiện lại một sự kiện lịch sử gắn với chiến công đánh giặc của người anh hùng được nhân dân tôn thờ, do vậy sẽ là không đúng nếu áp đặt cách nhìn trong cuộc sống đương thời để nói về những gì thuộc về lịch sử.
Vậy theo GS, để trả lại cho lễ hội sự thiêng liêng, thanh cao vốn có, chúng ta cần phải làm gì?
Trước đây, ngày đầu năm tôi thường đi vãn cảnh chùa. Đến chùa để tâm hồn thanh tịnh, để chiêm bái tâm linh, cho lòng được bình an, thanh thản. Nay thì đến chùa dịp lễ tết quá đông người, có lúc còn bị chen lấn bật ra ngoài. Ngại ngần lắm. Một nền nếp xã hội thiêng liêng đã tồn tại hàng trăm năm qua giờ bị thương mại hóa, bị nhuốm màu sắc của tiền bạc. Vì thế, muốn thay đổi tình hình phải có sự thay đổi từ cả người đi đến lễ hội và cơ quan chủ quản tổ chức lễ về suy nghĩ, phải hành động có văn hóa. Đặc biệt phải giáo dục lại niềm tin tín ngưỡng của nhân dân, trang bị cho họ kiến thức, tâm thức khi đến với lễ hội, để giúp họ thực hành tín ngưỡng, tham gia lễ hội một cách văn minh vì nhân dân chính là chủ thể của lễ hội văn hóa.
Xin cảm ơn GS!
Tin liên quan
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng ra công điện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
10:56 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
18:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương
08:32 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất mở đường bay thẳng giữa TP Los Angeles và TPHCM
15:31 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên nhân nào làm CPI 9 tháng tăng?
15:01 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
09:21 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
RCEP - Cơ hội vàng để nâng cao vị thế ASEAN
5 nhóm tiêu chí để lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công
Ngành Tài chính tập trung nguồn lực đảm bảo tiến độ, chất lượng các đề án chính sách
Biên giới Tây Nam mùa nước nổi: Nguy cơ bùng phát buôn lậu thuốc lá
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics