Nhiều nước ASEAN “chạy đua” phát hành trái phiếu xanh
"Chìa khóa" phát triển năng lượng xanh ở ASEAN | |
Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN về phát triển nợ xanh | |
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu được giảm phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm lần đầu |
Nhà máy điện Mặt trời tại Thái Lan được đầu tư từ trái phiếu xanh |
Nhiều nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phát hành trái phiếu xanh (trái phiếu phát triển bền vững) để tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường.
Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), lượng trái phiếu xanh đang lưu hành tại các thị trường chủ chốt ở ASEAN và Đông Á đạt 478,7 tỷ USD vào cuối tháng 3/2022, tăng 51,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng theo báo cáo trên, ASEAN và Đông Á chiếm 18,1% tổng lượng trái phiếu xanh đang lưu hành trên toàn cầu, chỉ sau châu Âu. Giá trị trái phiếu xanh lên tới 333,6 tỷ USD tính đến cuối quý 1/2022, chiếm 69,7% lượng trái phiếu phát triển bền vững trong khu vực.
Chính phủ Thái Lan đã phát hành trái phiếu phát triển bền vững vào năm 2020, chủ yếu nhằm hỗ trợ phục hồi hậu đại dịch Covid-19. Kể từ đó, phát hành trái phiếu phát triển bền vững từ các công ty tư nhân tăng từ mức 10,12 tỷ baht (286,1 triệu USD) vào năm 2018 lên mức 153 tỷ baht vào năm 2021.
Hồi tháng 2 vừa qua, Singapore thông báo các cơ quan chính phủ sẽ phát hành 35 tỷ USD Singapore trái phiếu xanh từ nay đến năm 2030 để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng công thân thiện với môi trường nhằm mang lại lợi ích môi trường lâu dài cho các thế hệ cư dân hiện tại và tương lai.
Sau khi công bố Lộ trình Tài chính Bền vững vào năm 2021, Philippines vào đầu năm nay đã phát hành trái phiếu xanh đầu tiên của mình, trong đó một phần để “tài trợ cho các dự án giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu”. Cụ thể, Philippines đã phát hành 1 tỷ USD trái phiếu xanh với thời hạn 25 năm vào tháng 3 và tiếp tục phát hành 70,1 tỷ yen (600 triệu USD) trái phiếu xanh với nhiều kỳ hạn cho thị trường Nhật Bản vào tháng 4 vừa qua.
Tương tự, Malaysia và Indonesia đã có nhiều đợt phát hành trái phiếu Hồi giáo (susuk) xanh. Năm 2017, Malaysia đã phát hành sukuk xanh để tài trợ cho các dự án nhà máy điện Mặt Trời quy mô lớn. Theo Ủy ban Chứng khoán Malaysia, từ năm 2017 đến cuối năm 2021, các tập đoàn của nước này đã phát hành hơn 8,3 tỷ ringgit (1,9 tỷ USD) sukuk xanh, trở thành nhà phát hành susuk xanh lớn nhất thế giới. Trong khi đó, Indonesia đã phát hành 6,3 tỷ USD trái phiếu xanh từ năm 2018 - 2021.
So với châu Âu, các nước ASEAN vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch trong trung hạn. Do đó, các hoạt động chuyển đổi carbon thấp từ các nhiên liệu này như khí đốt tự nhiên nhiều khả năng được đưa vào bảng phân loại khu vực. Điều này trở thành thách thức đối với việc hài hòa các chương trình nghị sự bền vững của hai khối. Trong khi các tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu thường được coi là chuẩn mực, các nước thành viên ASEAN đang tìm ra con đường đi riêng của mình để đóng góp vào hành động khí hậu.
Tin liên quan
Nhập khẩu hơn 8.000 ô tô trong nửa đầu tháng 9
10:07 | 19/09/2024 Xe - Công nghệ
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
Hải quan Bình Dương: Mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp có sự cải thiện
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
Tổ chức lớp đào tạo nghiệp vụ hải quan cơ bản theo hình thức trực tuyến
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform