Nhiều thách thức đối với chính sách kinh tế hậu Covid-19
Chính sách tài khóa khẳng định vai trò trụ cột của nền kinh tế | |
Tăng trưởng kinh tế 2023: Linh hoạt phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ |
Những khó khăn nếu không có chính sách tháo gỡ kịp thời sẽ làm chậm đi cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Ảnh: ST |
Cần điều chỉnh linh hoạt
Kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, hàng loạt chính sách tài khóa đã được đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Song song đó, Bộ Tài chính cũng đã nhanh chóng đưa chính sách đi vào cuộc sống với sự quyết tâm cao nhất. Theo đó, đã thực hiện miễn, giảm, giãn thời hạn nộp thuế và các khoản thu ngân sách nhà nước (NSNN) với tổng số tiền hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân khôi phục và phát triển sản xuất - kinh doanh khoảng 140 nghìn tỷ đồng (năm 2021) và 144,5 nghìn tỷ đồng (10 tháng đầu năm 2022). Ngoài ra, ưu tiên nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân; tham mưu Chính phủ thành lập Quỹ vắc xin phòng Covid-19 nhằm huy động các nguồn lực tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước.
Chuyên gia kinh tế TS. Vũ Đình Ánh: Chính sách nào để giúp doanh nghiệp bớt khó là câu chuyện được quan tâm hiện nay. Nhìn vào lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam có thể thấy kinh tế Việt Nam cứ rơi xuống đáy lại vững vàng đi lên. Trạng thái hiện nay năm 2022 tăng trưởng khá tốt, thậm chí rất tốt, có thể tạo giai đoạn mới về tăng trưởng khi xuống đáy. Tuy nhiên, trong thời gian tới liệu có nên vừa giảm thuế vừa tăng chi NSNN từ dưới 30% lên 35% trong tổng chi đầu tư, thúc đẩy kích cầu kinh tế thông qua chính sách hay không? Trong khi đó, hiện nay, giải ngân đầu tư công đang chậm, mới đạt hơn 60% kế hoạch trong khi chỉ còn hơn một tháng nữa kết thúc năm 2022. PGS.TS Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính: Cần tiếp tục xem xét các chính sách đã thiết kế để điều chỉnh khi cần; bên cạnh đó vai trò giám sát của cơ quan dân cử các cấp như HĐND các cấp và Quốc hội là rất quan trọng trong đầu tư công. Về các chính sách tài khóa, thực tiễn cho thấy, chính sách nào đơn giản, dễ thực hiện và trực tiếp thì hiệu quả rất cao. Đồng thời, xem xét kỹ lưỡng để phối hợp giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Ông Werner Gruber, Trưởng Đại diện Cơ quan hợp tác Thụy Sĩ tại Việt Nam: Phân cấp tài khóa là cần thiết để nâng cao hiệu suất hiệu quả và khả năng chống chịu của chính sách tài khóa; hiệu suất chi tiêu công, đầu tư công; huy động tốt hơn từ khu vực tư nhân. Trong thời gian tới, Việt Nam cần huy động các nguồn vốn tư nhân để đầu tư cho cơ sở hạ tầng; đẩy mạnh hơn nữa việc công khai, minh bạch và tăng cường trách nhiệm giải trình để phân bổ hiệu quả nguồn lực cho phát triển; đánh giá các rủi ro về chính sách tài khóa. Xuân Thảo (ghi) |
"Các giải pháp chính sách tài chính- NSNN được áp dụng trong năm 2021 và đặc biệt trong các năm 2022-2023 theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội khá toàn diện, kịp thời. Qua đó, thúc đẩy tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2022 đạt 8,83%. Nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực về tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam và dự báo lạc quan về tốc độ tăng trưởng năm 2022 và 2023; trong đó, dự báo về tăng trưởng GDP năm 2022 hầu hết ở mức từ 7,5-8,2%", Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, trong bối cảnh mới hiện nay, tình hình thế giới và trong nước thay đổi nhanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro khó dự báo. Với một nền kinh tế có độ mở rất lớn như Việt Nam, bất kỳ biến động, thay đổi về môi trường bên ngoài đều có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, bản thân nền kinh tế cũng phải đối mặt với những vấn đề tồn tại như tăng trưởng kinh tế chưa thực sự bền vững, hạ tầng còn yếu, nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, thu NSNN còn chưa bền vững, giải ngân vốn đầu tư chậm trễ và gần đây có những biến động tiêu cực trên thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng thương mại làm ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đánh giá của các chuyên gia, kinh tế Việt Nam tuy đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhưng vẫn chịu áp lực lớn từ bên ngoài, có thể tác động xấu đến tăng trưởng, làm giảm nguồn thu và tăng chi NSNN. Bên cạnh đó, xu hướng phát triển kinh tế xanh, bền vững; kinh tế tuần hoàn; kinh tế số; ứng phó biến đổi khí hậu và việc triển khai các nhiệm vụ tại các nghị quyết trung ương, đặc biệt là Trung ương 5, 6 về đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phát triển các vùng… đòi hỏi chính sách tài chính phải có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp nhằm phát huy các thế mạnh, huy động và phân bổ hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Cần chính sách dài hơi
Đánh giá về những chính sách hỗ trợ trong thời gian qua, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, chính sách cần có tầm nhìn dài hạn bởi chính sách hiện nay đang giải quyết vấn đề sự vụ. Chính vì vậy, dưới góc độ của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân trong nước sẽ không lớn được nếu mải chạy theo sự vụ mà không tạo ra chính sách dài hạn để doanh nghiệp phát triển. Trong khi đó, cộng đồng doanh nghiệp đang có động lực mạnh mẽ để cải thiện nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ nâng cao năng suất, đồng thời nỗ lực đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự. Nếu có chính sách thúc đẩy, sẽ có sự vượt lên mạnh mẽ.
Cũng theo TS. Nguyễn Đình Cung, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cứ 10 năm lại giảm đi 1% và hiện chưa thấy nhiều động lực để thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung. Cụ thể, doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang chịu những “cú đánh bồi”. Theo đó, có 3 áp lực mà doanh nghiệp đang phải chịu đó là trần tín dụng, tăng lãi suất và tiền sử dụng đất tăng khiến doanh nghiệp gồng mình chi trả chi phí trong bối cảnh khó khăn.
Ngoài những khó khăn như trên doanh nghiệp vẫn chịu nhiều gánh nặng về chi phí trong đó có những khoản thu không liên quan hoạt động kinh doanh tăng lên như 2% phí công đoàn. Trong khu vực ASEAN-5, trong các khoản thu của doanh nghiệp Việt Nam chỉ đứng sau Malaysia. Những khó khăn này làm suy giảm động lực của doanh nghiệp và nếu không có chính sách tháo gỡ sẽ làm chậm đi cơ hội phát triển.
Kiến nghị chính sách tạo động lực cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Đình Cung cho rằng, cần có sự thay đổi mang tính đột biến đặc biệt thay đổi trong triết lý phát triển, bởi chỉ có thay đổi như thế mới có tư duy thiết kế lại hệ thống chính sách nếu không sẽ tiếp tục giảm đà tăng trưởng.
PGS.TS Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế, thành viên Tổ tư vấn của Chính phủ cho biết, bước sang năm 2023, doanh nghiệp vẫn đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức do lãi suất thế giới cao, tỷ giá hối đoái tăng, các mạch vốn của nền kinh tế Việt Nam đang có phần ngưng trệ. Lúc này chính sách tài khóa, chi tiêu ngân sách phải hỗ trợ, giải ngân đầu tư công phải được thúc đẩy tốt hơn. Điều này cần sự nỗ lực rất lớn từ Bộ Tài chính.
Về chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, theo PGS.TS Trần Đình Thiên, vẫn cần phải phát huy cho giai đoạn tới. Ngoài câu chuyện giảm thuế, phí chung cho nền kinh tế, có những khu vực cần được tập trung ưu tiên để giúp cho các ngành, các tuyến doanh nghiệp, các khu vực có điều kiện bứt lên, từ đó kéo cả nền kinh tế “đứng dậy”. Lúc này là lúc cần phải đặt trọng tâm giúp doanh nghiệp nhiều hơn nữa.
Tin liên quan
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
13:36 | 20/09/2024 Kinh tế
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3
15:14 | 19/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
09:38 | 19/09/2024 Kinh tế
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn
Hé lộ Range Rover Velar mới
MSB dành 1.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp ảnh hưởng bởi bão số 3
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform