Nhiều thách thức trong cơ cấu lại tài chính công
Nhiều thách thức phát triển tài chính xanh Việt Nam đã có bước tiến tốt trong cải cách quản lý tài chính công Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch |
Việt Nam đạt được nhiều kết quả từ sự nỗ lực cải cách tài chính công. |
Bước tiến khá toàn diện
Cải cách tài chính công là một trong 6 nội dung của cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ và đây là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần bổ trợ cho các nhiệm vụ khác, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
TS. Bùi Tiến Hanh, Trưởng Khoa Tài chính công, Học viện Tài chính cho biết, những kết quả chủ yếu từ nỗ lực cải cách tài chính công ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay có bước tiến tốt, khá toàn diện. Theo đó, phạm vi ngân sách được xác định một cách toàn diện, đầy đủ hơn theo thông lệ quốc tế; tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài khóa và quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) dẫn đến giảm được nợ công; minh bạch ngân sách được tăng cường; nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng ngân sách các nguồn lực tài chính công.
Cụ thể, chính sách động viên NSNN tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung, bám sát các mục tiêu, định hướng đề ra; các chính sách thuế, phí, lệ phí được ban hành về cơ bản đảm bảo minh bạch, đơn giản, phù hợp với các cam kết về hội nhập quốc tế; chuyển đổi số trong quản lý thu ngân sách góp phần cải cách hành chính và chống gian lận, thất thu trong quản lý thu ngân sách. Tổng thu NSNN có xu hướng tăng và đạt mục tiêu đề ra, góp phần bảo đảm tính bền vững của NSNN và nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính tiếp tục được hoàn thiện, đảm bảo thực hiện phân bổ các nguồn lực tài chính công theo hướng minh bạch, ưu tiên cho những nhiệm vụ quan trọng, các vùng, đối tượng còn nhiều khó khăn. Khuôn khổ pháp lý về nợ công và quản lý nợ công được hoàn thiện phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam và tiếp cận với những thông lệ tốt của quốc tế. Cùng với đó, DNNN tiếp tục được đổi mới, sắp xếp, cơ cấu lại, tinh giản về số lượng đã góp phần phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của DNNN.
Theo đánh giá của PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Chính phủ và các bộ, ngành đã và đang thực hiện cải cách hành chính, đẩy mạnh số hóa trong quản lý hành chính, xây dựng kho dữ liệu để tối ưu hóa việc phân bổ, sử dụng nguồn lực công, giúp tăng tính công khai, minh bạch, giảm lãng phí và nâng cao hiệu quả trong quản lý nguồn lực. Các dịch vụ hành chính công ngày càng được số hóa, được đẩy mạnh thực hiện trực tuyến, tạo thuận lợi cho người dân và DN.
Nhiều áp lực đối với nguồn lực tài chính công
Nhấn mạnh một số khó khăn, thách thức đối với cải cách tài chính công ở Việt Nam, TS. Bùi Tiến Hanh cho biết, sự bất ổn kinh tế vĩ mô ảnh hưởng mạnh mẽ đến an ninh, an toàn tài chính công. Việt Nam vẫn cần tiếp tục duy trì các biện pháp kích thích kinh tế, tăng cường đầu tư và tiêu dùng để duy trì đà tăng trưởng, và đảm bảo dư địa tài khóa để ứng phó với những diễn biến phức tạp, bất ngờ của kinh tế thế giới, điều này tạo áp lực lớn đối với nguồn lực tài chính công.
Đồng thời, mặc dù nợ công vẫn trong ngưỡng giới hạn an toàn và cơ cấu nợ công có những chuyển biến tích cực nhưng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ và vay để trả nợ gốc có xu hướng tăng, tạo áp lực cân đối ngân sách để trả nợ gốc, bảo đảm an toàn nợ công và dư địa nợ công thực hiện chính sách tài khoá ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.
Dưới góc độ tái cơ cấu DNNN, ông Nguyễn Đình Sơn, Phó Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước Chuyên ngành VI cho rằng, tuy có những thành tựu nhất định, cơ chế quản lý vốn nhà nước tại DN ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục như: tình trạng lãng phí, thất thoát trong sử dụng vốn nhà nước; nhiều DNNN vẫn chưa có hệ thống báo cáo và đánh giá kết quả hoạt động rõ ràng khiến cho việc quản lý trở nên khó khăn…
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, sự phân cấp, phân quyền giữa các cấp chính quyền trong quản lý nguồn lực công đã từng bước được thực hiện. Tuy nhiên, do nguồn lực công rất đa dạng, phong phú và phức tạp nên việc phân biệt giữa các cấp chính quyền chưa rõ ràng, việc quản lý còn có những sơ hở, chưa thực sự phát huy sức mạnh các nguồn lực công vào phát triển kinh tế - xã hội.
Nhấn mạnh việc phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực công đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam, đòi hỏi sự nỗ lực từ cả phía chính quyền và sự giám sát của người dân, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh khuyến nghị, cần từng bước hoàn thiện pháp luật về phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn lực công, theo đó, cần nhanh chóng triển khai và thực hiện đầy đủ, toàn diện các luật và các văn bản pháp luật có liên quan để đảm bảo cơ sở pháp lý và tính công khai, minh bạch trong việc phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn lực công.
Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thể chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng nguồn lực công hiệu quả hơn, thúc đẩy các hình thức đầu tư công - tư kết hợp (PPP) để giảm áp lực tài chính cho Nhà nước, cần phát huy vai trò kiểm tra, giám sát sử dụng NSNN và tài sản công để ngăn chặn thất thoát và tham nhũng.
Để nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước, theo ông Nguyễn Đình Sơn, năng lực quản lý của những người đứng đầu DNNN cần được nâng cao hơn nữa. Đồng thời, cần hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến quản lý tài chính công, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát tình hình tài chính của các DNNN. Bên cạnh đó, cần xây dựng các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước một cách khoa học và minh bạch.
Tin liên quan
Trong chặng "nước rút" giải ngân vốn đầu tư công
09:41 | 12/11/2024 Tài chính
Phấn đấu thu ngân sách tăng trên 15% so với dự toán được giao
20:18 | 11/11/2024 Tài chính
Củng cố “sức khoẻ” tài chính cho doanh nghiệp nhà nước
21:47 | 10/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
15:19 | 13/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử khai, nộp thuế thay giúp giảm đầu mối kê khai, giảm chi phí tuân thủ
07:02 | 13/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hoàn thành tổng hợp kết quả kiểm kê ngành Tài chính trước 31/5/2025
23:37 | 12/11/2024 Tài chính
ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH: Gỡ “nút thắt” ký quỹ, thúc đẩy tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán
15:49 | 12/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Điều hành chính sách tài khoá và tiền tệ rất hợp lý
20:18 | 11/11/2024 Tài chính
Thu ngân sách sắp hoàn thành dự toán cả năm
13:15 | 11/11/2024 Tài chính
TPHCM: Thu nội địa tăng cao, thu từ hoạt động XNK bắt đầu tăng
09:42 | 10/11/2024 Tài chính
Doanh thu quý 3 bằng 0, sẽ giám sát việc kê khai nộp thuế quý 4/2024 của Temu
19:13 | 09/11/2024 Tài chính
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
10:55 | 08/11/2024 Thuế - Kho bạc
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Nợ thuế XNK, 4 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh
Chủ động phòng ngừa khi kinh doanh trên không gian mạng
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan