Nhịp nhàng, linh hoạt điều hành giá
Điều hành linh hoạt, phù hợp giá các mặt hàng thiết yếu Chủ động điều hành giá trong cao điểm cuối năm Giá xăng dầu giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/11 |
Công tác quản lý, điều hành giá giúp bình ổn thị trường, hỗ trợ đời sống nhân dân. Ảnh minh họa: H.Dịu |
Phối hợp nhịp nhàng trong điều hành giá
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, công tác quản lý, điều hành giá trong 10 tháng năm 2023 đã bám sát theo đúng kịch bản đã đề ra. Vì thế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 10 tháng năm 2023 chỉ tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này được đánh giá là sẽ hướng đến đạt được mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra cả năm là CPI bình quân ở khoảng 4,5%.
Thực tế cho thấy, đây là mức CPI tương đối thấp, nhất là trước những biến động đan xen, phức tạp, khó lường của tình hình chính trị, xã hội và giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu trên thế giới tăng. Chẳng hạn trong bối cảnh xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine, giữa Israel và Hamas chưa có dấu hiệu suy giảm, để giữ lạm phát nhiều quốc gia vẫn duy trì lãi suất ở mức cao, nhưng lạm phát dù đã có xu hướng giảm vẫn ở mức cao; tại một số quốc gia tiêu dùng và các hoạt động kinh tế suy giảm…
Về vấn đề này, ông Phạm Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, kết quả nêu trên có được là nhờ sự kịp thời, quyết liệt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự hoạt động hiệu quả của Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái là Trưởng ban và Bộ Tài chính là thường trực, cũng như sự tham mưu, phối hợp nhịp nhàng của các bộ, ngành, địa phương trong công tác chỉ đạo, điều hành giá. Ngay từ đầu năm, Ban chỉ đạo điều hành giá đã xây dựng kịch bản điều hành giá với các phương án cụ thể và linh hoạt theo diễn biến thực tế của thị trường, thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo.
Ông Phạm Văn Bình nêu rõ, công tác quản lý, điều hành giá tốt còn có sự phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, trong đó, thực hiện giảm thuế, phí hiệu quả, giảm lãi suất, giữ tỷ giá cơ bản không biến động lớn giúp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tích cực cho phục hồi tăng trưởng và kiểm soát lạm phát; giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý cũng được điều hành ở mức hợp lý.
Về công tác quản lý giá, thị trường, báo cáo tình hình công tác tháng 10 của Bộ Tài chính cho biết, cơ quan này đã phối hợp với Bộ Công Thương theo dõi diễn biến thị trường thế giới để điều hành giá xăng, dầu trong nước phù hợp với tình hình thị trường thế giới. Bộ Tài chính cũng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong việc điều hành, điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân kịp thời, phù hợp với biến động của các thông số đầu vào; bên cạnh đó có sự điều tiết của Nhà nước để đảm bảo cân đối lợi ích của người tiêu dùng, nhà nước và doanh nghiệp.
Linh hoạt chính sách, ổn định nguồn cung
Trên cơ sở đánh giá diễn biến lạm phát 10 tháng năm 2023, tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá quý 3/2023, các bộ, ngành đã thống nhất đánh giá mục tiêu kiểm soát CPI trong năm 2023 dự kiến ở mức từ 3,2-3,6%. Nếu không có những biến động quá bất thường thì Chính phủ sẽ đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kiểm soát lạm phát do Quốc hội đã đề ra.
Tuy nhiên, ông Bùi Duy Khánh, Giám đốc kinh doanh Khối Thị trường vốn HSBC Việt Nam đánh giá, tình hình lạm phát gần đây nhích tăng trở lại do giá lương thực thực phẩm và giá dầu. Mục tiêu lạm phát 4,5% trong năm nay sẽ được kiểm soát tốt nhưng áp lực vẫn hiện hữu. Kết quả nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen IQ mới công bố cho thấy, khoảng 84% ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đã tăng giá trong 8 tháng vừa qua với mức tăng bình quân là 4,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Vì thế, đại diện Cục Quản lý giá cho biết, trong những tháng cuối năm sẽ tập trung bám sát kịch bản điều hành giá đã đề ra để điều chỉnh linh hoạt khi có những biến động bất thường. Cùng với đó là tiếp tục sử dụng linh hoạt chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới; diễn biến giá cả, cung cầu trong nước các mặt hàng thiết yếu, chủ động trong công tác phân tích, dự báo giá thị trường.
Đối với các mặt hàng nhà nước quản lý, các dịch vụ công, Cục Quản lý giá đề nghị tiếp tục theo dõi, rà soát tham số đầu vào, đánh giá bối cảnh, tác động, mức độ và liều lượng điều chỉnh phù hợp để đảm bảo kiểm soát lạm phát cả năm. Theo dõi, rà soát chặt chẽ việc kê khai giá, thông báo giá một số mặt hàng như: sách giáo khoa, khí hóa lỏng, đường, phân bón... theo quy định của pháp luật.
Đối với mặt hàng gạo, nhiều quốc gia vẫn đang đẩy mạnh nhập khẩu gạo bổ sung vào kho dự trữ nên giá gạo có xu hướng tăng nhẹ. Các bộ, ngành, địa phương cần nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay.
Theo các chuyên gia, không chỉ trong cuối năm 2023 mà sang năm 2024 cũng như thời gian tới, những công tác nêu trên vẫn phải tiếp tục thực hiện. Năm 2024, tình hình kinh tế vẫn rất khó lường nên cần đúc rút những bài học, kinh nghiệm trong quản lý giá năm 2023 để điều hành hiệu quả. Các bộ, ngành, địa phương cần chủ động và linh hoạt trong công tác quản lý, điều hành giá, bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Ban chỉ đạo điều hành giá theo các lĩnh vực, phạm vi được phân công.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cho biết đã chú trọng chuẩn bị nguồn hàng, giữ giá bình ổn cũng như thực hiện nhiều chương trình ưu đãi để vừa kích cầu tiêu dùng, vừa đảm bảo giá cả ổn định.
Đặc biệt, các chuyên gia cũng khuyến nghị cần chú trọng công tác thông tin, truyền thông nhằm đưa thông tin kịp thời, minh bạch, tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với công tác điều hành giá của Chính phủ, ổn định tâm lý người tiêu dùng và ổn định kỳ vọng lạm phát.
Tin liên quan
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3
15:24 | 03/10/2024 Xuất nhập khẩu
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng
18:47 | 06/10/2024 Tài chính
Vai trò của bảo hiểm trở nên quan trọng hơn qua khắc phục hậu quả bão lũ
14:33 | 06/10/2024 Tài chính
Tập trung xử lý các khoản nợ thuế trong những tháng cuối năm
08:59 | 05/10/2024 Tài chính
Thu thuế thương mại điện tử tại Hà Nội tăng 265%
16:18 | 04/10/2024 Tài chính
Hết quý 2/2024, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dư gần 6.061 tỷ đồng
16:01 | 04/10/2024 Tài chính
Chi ngân sách 3 quý đầu năm 2024 đạt khoảng 1.256,3 nghìn tỷ đồng
15:45 | 02/10/2024 Tài chính
Quyết liệt trong điều hành giá, giảm áp lực lên lạm phát
13:15 | 02/10/2024 Tài chính
Ngành Thuế tập trung đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế
09:07 | 02/10/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước đạt 85,1 dự toán
20:08 | 01/10/2024 Tài chính
3 tác phẩm của Đảng bộ Bộ Tài chính đạt giải tại Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024
14:34 | 01/10/2024 Tài chính
Tăng nhà đầu tư tổ chức - tăng chất cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
13:45 | 01/10/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tiếp xúc cử tri tại Bình Định
11:03 | 01/10/2024 Tài chính
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
bawns cas h5
Tin mới
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 81 phát hành ngày 8/10/2024
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics