Nợ xấu không đáng ngại cho tăng trưởng của các ngân hàng
Ông Đặng Trần Phục |
Ông dự báo như thế nào về tình hình lợi nhuận ngân hàng trong năm 2022?
Trong năm 2022 AzFin dự báo kết quả kinh doanh nhóm ngành ngân hàng vẫn sẽ rất tích cực với sự tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của toàn ngành từ 20-25% so với năm 2021.
Dự báo này được xác định trên 3 cơ sở. Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng được dự báo khá cao khoảng 14% khi nền kinh tế mở cửa, doanh nghiệp sẽ trở lại kinh doanh nhanh chóng và mạnh mẽ hơn so với giai đoạn khủng hoảng 2009-2013, nguyên nhân do các doanh nghiệp đã có một thời kỳ dài làm ăn phát triển tốt và tích luỹ được tài chính từ 2014-2020 và Chính phủ điều hành kinh kế hiệu quả. Từ đó cầu về tín dụng tăng trưởng mạnh hơn so với 2021.
Thứ hai, các ngân hàng đang ngày càng khai thác tốt hơn tập khách hàng của mình với nhiều sản phẩm dịch vụ phi tín dụng, mang lại lợi nhuận ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận cao. Thứ ba, xu hướng online hoá, giảm sử dụng tiền mặt khiến người dân sử dụng nhiều dịch vụ qua ngân hàng hơn, bên cạnh đó việc áp dụng công nghệ vào kinh doanh giúp các ngân hàng giảm chi phí nhân sự, chi phí vận hành, từ đó làm gia tăng lợi nhuận tốt hơn.
Theo ông, đâu sẽ là những yếu tố bất lợi tác động đến ngành ngân hàng?
Hiện trên thế giới, lạm phát và lãi suất ở các nước phát triển như Mỹ và châu Âu đang ở mức rất cao, có thể “xuất khẩu lạm phát” một phần sang các nước khác như Việt Nam. Bên cạnh đó, điều này sẽ tạo thành tác động tâm lý đến người gửi tiền, khiến các ngân hàng có thể phải tăng lãi suất huy động đầu vào, dẫn tới tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) sẽ có thể giảm ở một số ngân hàng không tăng được tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA).
Đặc biệt, những ngày qua, căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine cũng phần nào tác động đến tâm lý lo sợ bất ổn của một bộ phận người dân, khiến họ chuyển dịch từ gửi ngân hàng sang trú ẩn vào vàng và bất động sản, từ đó các ngân hàng có thể phải nâng nhẹ lãi suất để thu hút tiền gửi ở lại.
Tín dụng tăng tốc sẽ kèm rủi ro nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro tăng cao. Liệu rằng đây có là vấn đề đáng quan ngại của các ngân hàng trong năm nay, thưa ông?
Chúng tôi cho rằng về con số tuyệt đối nợ xấu sẽ tăng cùng với tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên về số tương đối (tỷ lệ % nợ xấu nội bảng và nợ tiềm ẩn) của các ngân hàng trong năm 2022 sẽ không đáng lo ngại và kết quả kinh doanh của các ngân hàng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Điều này xuất phát từ nguyên nhân:
Thứ nhất, năng lực và chất lượng quản trị rủi ro, đặc biệt là khâu thẩm định của các ngân hàng đã tốt lên rất nhiều sẽ hạn chế nợ xấu tăng cao. Minh chứng rõ ràng là qua giai đoạn 2020-2021, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến cho người dân, doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn, nhưng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng vẫn duy trì ở mức rất thấp lần lượt 1,76% và 1,92% tổng dư nợ, tương đương năm 2018 và chỉ bằng 1/3 so với giai đoạn khủng hoảng 2011-2013.
Thứ hai, các khoản vay hiện nay đa phần được đảm bảo bằng bất động sản, trong điều kiện giá bất động sản tăng mạnh và tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo mà AzFin ước tính chỉ 50-60% thì rủi ro mất vốn là không lớn, khiến cho phi phí dự phòng cũng như xử lý nợ xấu không cao.
Thứ ba, nhờ việc nền kinh tế đã mở cửa lại gần như bình thường trước dịch, ngay cả các ngành nghề khó khăn nhất như du lịch, khách sạn, hàng không đang dần trở lại, nên từ cuối quý 4/2021 rất nhiều đối tượng vay thuộc diện nợ tái cơ cấu đã trở lại hoạt động kinh doanh bình thường, khiến cho nguy cơ tăng mạnh nợ xấu sau khi hết thời gian hoãn trích lập nợ tái cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước kết thúc giữa năm 2022 sẽ không xảy ra.
Thứ tư, đa phần các ngân hàng đã chủ động trích lập dự phòng nợ xấu rất cao cho năm 2021. Đây sẽ là một bộ đệm rất tốt để giảm chi phí hoặc ít nhất không tăng đáng kể chi phí dự phòng nợ xấu cho năm 2022.
Mặt khác, hiện nhiều ngân hàng, từ ngân hàng tư nhân đến ngân hàng TMCP nhà nước, đã và đang đẩy mạnh doanh thu từ mảng bán lẻ. Mảng bản lẻ không chỉ hấp dẫn bởi sự tăng trưởng cao mà còn bởi biên lợi nhuận rất cao (thường NIM cao gấp 2 lần mảng bán buôn), khai thác bán chéo được nhiều sản phẩm dịch vụ giá trị gia tăng cùng với tính phân tán đến hàng triệu khách hàng khiến cho rủi ro mất mát thấp hơn rất nhiều so với tín dụng.
Với những đánh giá như trên, xin ông cho biết triển vọng cổ phiếu ngân hàng sẽ ra sao từ nay đến cuối năm?
Chúng tôi đánh giá triển vọng cổ phiếu ngân hàng cho năm 2022 là khá tốt với kỳ vọng giá cổ phiếu ngành này có thể tăng trưởng bằng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận khoảng 20-25%. Tuy vậy chúng tôi đánh giá năm 2022 sẽ là một năm khá “êm đềm” với cổ phiếu ngành này, nên sẽ không có nhiều “câu chuyện” giúp giá cổ phiếu tăng như năm 2021.
Tuy vậy, những thông tin liên quan đến phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài, bán vốn tại công ty con, được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn hay xử lý nợ xấu có thể tạo ra các con sóng ngắn hạn mạnh mẽ. Cùng với đó, việc chia cổ tức cao bằng cổ phiếu và nới room ngoại, phát hành cổ phiếu để tăng vốn dự báo… sẽ được các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh trong năm 2022 do nhu cầu mở rộng và phát triển còn lớn. Điều này sẽ giúp các ngân hàng tăng mạnh vốn chủ sở hữu, từ đó làm cho hệ số an toàn vốn (CAR) cao hơn để tiến đến đáp ứng được tiêu chuẩn Basel III và giúp ngành ngân hàng phát triển bền vững hơn. Những vấn đề này sẽ góp phần giúp giá cổ phiếu ngân hàng tăng trưởng tốt trong trung và dài hạn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Một chạm để thanh toán với thẻ MSB trên Apple Pay
14:02 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBANK lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững
19:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
09:38 | 19/09/2024 Kinh tế
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
Kiểm soát dòng tiền, hướng vào phân khúc phù hợp
08:30 | 18/09/2024 Kinh tế
“Mảnh ghép” quan trọng cho chuyển đổi xanh
16:36 | 17/09/2024 Kinh tế
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
14:51 | 17/09/2024 Kinh tế
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Nhập khẩu hơn 8.000 ô tô trong nửa đầu tháng 9
Nghệ An: Hải quan – Biên phòng phối hợp bắt giữ 104 vụ vi phạm
Hiệu quả công tác phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng với Hải quan BR-VT và Đồng Nai
Tạm hoãn xuất cảnh một giám đốc người nước ngoài
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform