“Ổn định tài chính công tạo dư địa tốt để xử lý những khó khăn của nền kinh tế”
Thưa TS. Lê Duy Bình, ông đánh giá như thế nào về những kết quả tích cực trong công tác tài chính - ngân sách nhà nước năm 2022?
TS. Lê Duy Bình |
Có hai nội dung nổi bật là điểm mạnh để đánh giá công tác điều hành tài chính - ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính trong năm 2022 là thu ngân sách và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Năm 2022, yêu cầu đối với Bộ Tài chính trong việc ổn định chính sách tài khóa là rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh chúng ta vừa đi qua đại dịch, nhu cầu nguồn vốn để tiếp tục hỗ trợ cho DN đầu tư phát triển, đặc biệt là nguồn lực đảm bảo chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển để phục hồi và phát triển kinh tế là rất lớn. Thu ngân sách năm 2022 dự kiến vượt dự toán khoảng 20%. Trong bối cảnh khó khăn của năm 2022, ngành Tài chính đã nỗ lực cố gắng trong mọi biện pháp để có thể đảm bảo thu ngân sách vượt dự toán đề ra. Kết quả đó là rất đáng trân trọng, góp phần rất lớn cho ổn định tài chính công và đảm bảo hoạt động chi NSNN, đặc biệt là đảm bảo mức thâm hụt ngân sách, nợ công trong mức cho phép. Thành quả lớn nhất của công tác thu - chi ngân sách năm 2022 là tạo nền tảng để có dư địa tốt cho năm 2023 trong chính sách tài khóa cũng như chính sách tiền tệ.
Trụ cột tài chính công được giữ ổn định đã giúp cho Chính phủ, các bộ, ngành khác có độ linh hoạt cao hơn, có thời gian cũng như dư địa tốt hơn để xử lý những khó khăn khác của nền kinh tế, đơn cử như những vấn đề khó khăn của chính sách tiền tệ khi ngành ngân hàng phải chịu áp lực lớn về tỷ giá, lãi suất… Sự ổn định của tài chính công đã giúp cho Chính phủ, bộ ngành có thể “rảnh tay” hơn để tập trung xử lý những nút thắt khó hơn của nền kinh tế mà chúng ta phải đối diện trong năm nay. Đây cũng là một cách hỗ trợ lẫn nhau, sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Bên cạnh sự ghi nhận thì vẫn còn có ý kiến băn khoăn về kết quả thu ngân sách trong bối cảnh các DN còn gặp nhiều khó khăn. Xin cho biết nhận định của ông về vấn đề này?
Chúng ta cần phải rạch ròi trong kết quả thu ngân sách năm 2022. Trước hết, thu ngân sách từ khu vực DN không tăng một cách quá lớn so với năm trước. Thu ngân sách năm 2022 tăng do nguồn thu từ đất đai và nguồn thu khác nhiều hơn. DN có thể gặp nhiều khó khăn nhưng nguồn thu ngân sách ở đây không hoàn toàn từ phía DN mà còn từ các nguồn thu khác. Thứ hai, không phải tất cả DN đều gặp khó khăn, số thu ngân sách cho thấy một bộ phận DN Việt Nam vẫn hoạt động tương đối tốt. Đơn cử, số thu về XNK năm nay tăng khá mạnh, điều đó cho thấy giá trị thực của nền kinh tế tạo ra đã cho nguồn thu khá lớn. Như vậy, ở góc độ nào đó, thu ngân sách phản ánh một số bộ phận DN có khó khăn, nhưng không có nghĩa là toàn bộ nền kinh tế, toàn bộ DN đều khó khăn. Một số lĩnh vực, ngành nghề đang có sự chống chịu rất tốt trước khó khăn của nền kinh tế nói chung.
Bên cạnh đó, ngành Tài chính vẫn nỗ lực thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ DN, chưa kể, ngành Tài chính còn tận dụng được các nguồn thu khác nhau, thực hiện nhiều giải pháp chống thất thu ngân sách, nâng cao hiệu quả huy động nguồn thu. Tinh thần này không chỉ được thực hiện ở cấp Trung ương mà còn được chuyển tải đến nhiều cấp ngân sách ở địa phương.
Trong năm qua, chúng tôi có cơ hội làm việc với các địa phương cấp huyện, qua đó, một điều mà chúng tôi cảm nhận được chính là tinh thần cố gắng của các địa phương để đảm bảo tránh thất thoát trong thu ngân sách, đảm bảo thu hợp lý, công bằng, minh bạch, nỗ lực đó đóng góp thêm cho tăng thu ngân sách.
Ông đánh giá như thế nào về vai trò của Bộ Tài chính trong điều hành chính sách tài khóa năm 2022?
Vai trò tham mưu của Bộ Tài chính trong thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế được thể hiện rất rõ từ năm 2020, 2021. Sau khi đi vào cuộc sống, đến năm 2022, những chính sách do Bộ Tài chính tham mưu đã được cảm nhận rất tốt. Các chính sách giãn, hoãn, giảm thuế, phí, giảm tiền thuê đất... đến với DN bằng nhiều cách khác nhau đã giúp nhiều DN dần dần có thể thoát ly khỏi những khó khăn, phục hồi được sản xuất kinh doanh, bắt đầu trở lại thị trường một cách bình thường. Minh chứng rõ nhất về sự phục hồi của DN Việt Nam thể hiện qua con số DN quay trở lại hoạt động, số DN tiếp tục duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như số lượng hàng hóa mà họ đã cung ứng cho thị trường, chỉ số về XNK hàng hóa, chỉ số về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… Điều này có được là nhờ đóng góp rất lớn của chính sách hỗ trợ của nhà nước, trong đó có chính sách tài khóa được thực hiện xuyên suốt từ năm 2020-2021 tới nay.
Năm 2022, trên cơ sở kết quả đó, ngành Tài chính tiếp tục mở rộng và kéo dài việc cắt giảm, giãn nộp thuế, phí, lệ phí cho DN. Những chính sách này được đánh giá rất tốt với cộng đồng DN, đặc biệt là trong bối cảnh các DN trong nước chưa hoàn toàn hết khó khăn về thanh khoản, nguồn tiền. Hy vọng ngành Tài chính sẽ tiếp tục có biện pháp hỗ trợ kịp thời và linh hoạt như vậy.
Trong thực thi chính sách, có một điểm rất thú vị là, chính sách giảm thuế, giãn, hoãn nộp thuế hỗ trợ cho DN được thực hiện một cách nhanh và hiệu quả nhất. Không chỉ về mặt lợi ích trực tiếp, đây còn là sự động viên tinh thần rất lớn đối với DN trong bối cảnh hiện nay.
Ông có góp ý gì với Bộ Tài chính trong việc triển khai công tác tài chính - ngân sách nhà nước trong năm tới?
Ngành Tài chính vẫn nên tiếp tục duy trì, phát huy điểm mạnh trong điều hành tài chính - ngân sách đã đạt được trong năm vừa qua cũng như các năm trước. Ngoài ra, cải cách hệ thống thuế, cải cách thủ tục hành chính vẫn phải tiếp tục được chú trọng. Mặc dù ngành Tài chính đã có nhiều nỗ lực nhưng công tác hỗ trợ cho người nộp thuế cần được đẩy mạnh hơn nữa. Bên cạnh đó, cần có biện pháp hỗ trợ cho các DN, đặc biệt là một số DN hiện đang gặp khó khăn, như vậy sẽ trọng tâm, trọng điểm hơn. Đồng thời, ngành Tài chính cần phải cân nhắc đến giải pháp giúp tăng thu nhập khả dụng cho người dân. Điều này sẽ sớm hình thành thêm tầng lớp trung lưu của Việt Nam, giúp người dân có thu nhập bình quân cao hơn. Bên cạnh đó, việc cải cách thuế cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cũng là vấn đề Bộ Tài chính nên ưu tiên trong thời gian tới.
Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
Bộ Tài chính phản hồi thông tin về đề xuất đánh thuế bất động sản
21:52 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền
18:10 | 27/09/2024 Tài chính
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
09:26 | 29/09/2024 Tài chính
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất sau bão lũ
12:48 | 28/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm nhân thọ chi trả 13 tỷ đồng cho thiệt hại của bão số 3
12:36 | 28/09/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán
22:34 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được sắp xếp hoàn thuế trước
19:59 | 27/09/2024 Tài chính
Đảm bảo an toàn nợ công khi "đổ vốn" cho đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
16:03 | 27/09/2024 Tài chính
Ngành Thuế giải đáp những vấn đề 'nóng' cho gần 300 doanh nghiệp phía Nam
14:00 | 27/09/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước chung tay khắc phục hậu quả thiên tai
10:24 | 27/09/2024 Tài chính
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
21:08 | 25/09/2024 Tài chính
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics