Phương án sản xuất an toàn cho doanh nghiệp sau “3 tại chỗ”
Công ty TNHH Khải Phát Việt Nam đang hoàn thiện mô hình “4 tại chỗ” để duy trì sản xuất. Ảnh: Văn Khương |
Tạo "vùng xanh" cho sản xuất
Sau gần 2 tháng TPHCM và 18 tỉnh, thành phía Nam triển khai giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ đã tác động khá mạnh tới sản xuất, xuất khẩu của các DN. Ông Trần Đoàn trung, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TPHCM cho biết, đến nay toàn TPHCM đã có 1.400 doanh nghiệp, với hơn 100.000 lao động đăng ký hoạt động.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp khó khăn cho việc hỗ trợ lao động vì không thể kết nối được do diễn biến dịch phức tạp. Liên quan đến việc tiêm vắc xin, ngoài hơn 80% công nhân trong khu công nghiệp, khu chế xuất TPHCM được tiêm vắc xin mũi 1, nhưng vẫn còn khoảng 390.000 lao động ở những doanh nghiệp có trên 200 lao động trở lên chưa được tiêm vắc xin.
Hiện TPHCM đang tính phương án an toàn, hệ thống kiểm soát dịch bệnh tại các DN khi lực lượng lao động quay trở lại làm việc. Chẳng hạn như việc đo nhiệt độ sẽ không phù hợp khi các FO nhiễm biến thể Delta hầu như không có triệu chứng...
Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Thanh Trực, Phó trưởng Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp TPHCM chia sẻ, tính đến ngày 15/8, có 650 DN, với 51.000 lao động trong các khu đăng ký hoạt động 3 tại chỗ. Đến nay, nhiều DN đang gặp khó khăn, có nhu cầu giảm hoạt động sản xuất, nhưng cũng có DN đang nộp hồ sơ xin được chuẩn bị các phương án tái hoạt động. “Hiện nay, trên 80% công nhân được tiêm vắc xin, nên trong thời gian qua, mặc dù có hơn 4.000 ca bị FO nhưng sức khỏe phục hồi rất tốt, không có diễn biến xấu xảy ra. Đây cũng là một trong tiêu chuẩn để tạo “vùng xanh” cho sản xuất của DN trong thời gian tới”- ông Phạm Thanh Trực nhấn mạnh.
Trong phương án cấp bách phòng chống dịch do UBND TPHCM ban hành mới đây, TPHCM yêu cầu duy trì, ổn định sản xuất an toàn theo các phương án phù hợp, không để chuỗi cung ứng, sản xuất lương thực thực phẩm, thiết bị, vật tư y tế bị đứt gãy; nâng tỉ lệ khoảng 5-10% doanh nghiệp tổ chức sản xuất trở lại trong điều kiện an toàn phòng chống dịch.
Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, thành phố tạo điều kiện và hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức sản xuất an toàn trong điều kiện phòng chống dịch theo một trong 4 phương án:
Phương án 1, DN tiếp tục thực hiện “3 tại chỗ” hoặc phương án “3 tại chỗ theo kíp”.
Phương án 2, DN tiếp tục thực hiện phương án “1 cung đường 2 điểm đến” hoặc phương án “1 cung đường 2 điểm đến mở rộng"- cho phép DN tổ chức nhiều nơi lưu trú tập trung tại nhiều địa điểm khác nhau và tổ chức đưa đón công nhân từ nơi lưu trú tập trung đến nơi làm việc.
Một phương án mới (phương án 3) DN tổ chức hoạt động theo phương châm “4 xanh” gồm người lao động xanh, cung đường xanh, vùng sản xuất xanh, nơi ở xanh. Trong đó, “người lao động xanh” được đi lại bằng phương tiện cá nhân giữa “nơi làm việc xanh” và “nơi ở xanh” theo “một cung đường xanh”.
Phương án 4, DN có thể kết hợp các phương thức tại các phương án nêu trên.
Theo các DN, trong số 4 phương án nêu trên thì phương án 2 và 3 có thể phù hợp cho nhiều DN. Thực tế hiện nay, hầu hết các DN đã chủ động điều chỉnh lại mô hình sản xuất cho phù hợp trên cơ sở vẫn duy trì “3 tại chỗ”. Một số doanh nghiệp khác đang cân nhắc chuyển sang phương án “4 xanh”. Tuy nhiên, “cung đường xanh” và “nơi ở xanh” không nằm ở sự quyết định của doanh nghiệp mà rất cần sự hỗ trợ, đồng hành xuyên suốt từ chính quyền địa phương.
Bà Hồ Thị Thu Uyên, Giám đốc Đối ngoại Công ty TNHH Intel Product Việt Nam (Intel Việt Nam) cho biết, thời gian qua, công ty áp dụng mô hình "1 cung đường 2 địa điểm" cho 1.870 người lao động. Hiện Intel Việt Nam đã có 86% người lao động đã tiêm mũi vắc xin đầu tiên nên đề xuất phương án "2 tại chỗ, một vùng xanh", tương đồng với phương án "4 xanh" của TPHCM.
Với phương án này, công nhân sản xuất, ăn uống tại nhà máy nhưng trở về nghỉ ngơi ở vùng an toàn, ngoài nhà máy. Vùng an toàn đó có thể là nhà riêng, khu nhà trọ hay khách sạn… nhưng phải nằm trong "vùng xanh". Nếu được chấp thuận, Intel Việt Nam sẽ thực hiện thí với một nhóm từ 10-30 người trong 2 tuần, được sàng lọc từ những vùng không phong toả, vùng không có ca nhiễm.
Để tạo vùng xanh, các DN cũng mong mỏi thành phố tăng độ phủ tiêm đủ 2 mũi vắc xin cho lực lượng lao động, đồng thời các doanh nghiệp đang rất cần sự triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về công tác y tế, xét nghiệm, lưu thông, vận chuyển, nhân lực từ chính quyền thành phố để sản xuất và lưu thông được thông suốt.
Khắc phục thiếu nhân công, nguyên liệu
Theo phân tích của các hiệp hội DN, sản xuất bị ảnh hưởng đã tác động trực tiếp đến xuất khẩu của các DN. Bắt đầu từ tháng nửa cuối tháng 7, xuất khẩu thủy sản bị sụt giảm rõ rệt, với mức giảm khoảng 15-20% so với nửa đầu tháng, khiến kim ngạch XK thủy sản cả tháng giảm khoảng 4% so với cùng kỳ năm trước. Hiện ngành thủy sản đang đối diện với 3 tác nhân chính, gồm: sụt giảm sản lượng sản xuất do thực hiện giãn cách xã hội; chi phí cước vận tải tăng cao, và chi phí nguyên liệu, giá thức ăn chăn nuôi thủy sản tăng vọt. Bên cạnh đó, nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến, xuất khẩu cũng chỉ đạt khoảng 40-50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài do việc thực hiện giãn cách chung.
Bên cạnh đó, các DN cho rằng, cần cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các địa phương trong công tác kiểm soát và phòng chống dịch bệnh, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo vận chuyển thông suốt để duy trì sản xuất và xuất khẩu. Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN, sau hơn 4 tuần thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ, hoạt động sản xuất, kinh doanh và XK của các nhà máy chế biến tôm tại ĐBSCL bị đảo lộn. Việc triển khai áp dụng quy định phòng chống dịch ở mỗi địa phương cũng khác nhau khiến cả người nuôi và DN không tránh khỏi lúng túng. Tình hình đi lại khó khăn giữa các địa phương, nên hoạt động thả nuôi vụ hai có xu hướng trầm lắng. Dự báo quý 4 năm nay sẽ thiếu nguyên liệu tôm trầm trọng và giá tiêu thụ sẽ tăng khá mạnh, nhất là tôm cỡ lớn.
Để duy trì sản suất an toàn, xuất khẩu, một số DN đề xuất sớm có hướng dẫn cụ thể phương thức sản xuất an toàn cho DN. Bà Lâm Thúy Ái, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH sản xuất Thương mại Mebipha cho biết, hiện nay DN thực hiện phương án "3 tại chỗ" kiểm soát an toàn nhất, không thực hiện luân chuyển người lao động mặc dù có vùng đệm an toàn. Hiện nay, nguyên liệu nhập khẩu bị ảnh hưởng do DN nước ngoài ngưng hoạt động.
Ông Nguyễn Đặng Hiến, Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Quang Minh cho rằng, rất khó kiếm lợi nhuận trong giai đoạn hiện nay. Nhưng công ty vẫn cố gắng duy trì để bảo đảm chuỗi sản xuất - cung ứng không bị đứt gãy, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
“Hiện nay DN đang tính toán lại phương án hoạt động, ngoài tăng chi phí còn phải giải quyết tâm lý cho người lao động phải xa nhà. DN đưa ra phương án, cho làm việc và nghỉ luân phiên với thời gian cụ thể; tổ chức thể thao sáng chiều cho người lao động để giảm căng thẳng”- ông Hiến chia sẻ phương án của DN.
Điều đáng mừng, hiện nay nhiều DN tạm dừng sản xuất cũng đã đăng ký hoạt động trở lại. Sau khi tạm ngừng hoạt động do chưa đáp ứng yêu cầu “3 tại chỗ", Công ty TNHH Một thành viên Thương mại XNK Tân Phát- kinh doanh trong lĩnh vực sấy lúa, xay xát, lau bóng gạo, trấu ép viên xuất khẩu- vừa đăng ký tái sản xuất, kinh doanh theo phương án “4 tại chỗ” với 90 lao động. Theo DN này, các ngành chức năng của địa phương đang thẩm định, nếu đạt các yêu cầu “4 tại chỗ” sẽ cho công ty hoạt động trở lại.
Theo ông Chu tiến Dũng, Chủ tịch hiệp hội DN TPHCM, để gỡ khó cho DN, UBND TPHCM đã kiến nghị Chính phủ giảm giá điện sản xuất hoặc miễn giá điện sinh hoạt của công nhân đối với các khu cách ly, hỗ trợ xét nghiệm Covid-19 cho công nhân miễn phí, hỗ trợ phun thuốc khử khuẩn, tiêm vắc xin… Về chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng cho DN, UBND TPHCM đã đề xuất hàng loạt giải pháp. Trong đó, phân loại DN thành 3 nhóm để xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp tình trạng hoạt động của DN: DN đã giải thể, phá sản; DN đang tạm ngừng hoạt động; DN đang hoạt động.
Góp ý với dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp về thu ngân sách nhằm hỗ trợ DN, người dân chịu tác động của dịch Covid-19, UBND TPHCM kiến nghị kéo dài thời hạn áp dụng ít nhất đến hết quý 1/2022 và có thể đến hết tháng 6/2022. Đối với DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, cần nâng mức giảm VAT lên 50%, thay vì 30% như dự thảo.
Về chính sách miễn, giảm tiền thuê đất, UBND TPHCM kiến nghị tiếp tục thực hiện chính sách giảm tiền thuê đất cho người thuê đất gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19 với mức giảm là 30% trong năm 2021. Đặc biệt, UBND TPHCM kiến nghị cho phép DN được khấu trừ chi phí phòng chống dịch Covid-19 để duy trì sản xuất trong các khoản nộp ngân sách.../.
Tin liên quan
Hải quan Quảng Ninh lên phương án phòng, chống bão số 3
13:48 | 06/09/2024 Hải quan
“Tái chế” thúc đẩy xuất khẩu
07:54 | 25/12/2023 Người quan sát
Ngành Hải quan chú trọng xây dựng phương án xử lý thu hồi nợ
14:31 | 08/12/2023 Hải quan
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
16:34 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nutifood nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods
15:49 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dịch vụ của hãng tàu COSCO Shipping Lines Vietnam
15:03 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề xuất linh động giải pháp tín dụng giúp doanh nghiệp phục hồi sau bão
13:39 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chưa hoàn thiện hồ sơ, LPBank lùi lịch "chốt" việc mua 5% cổ phần FPT
11:33 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk tích cực thực hiện dự án cánh rừng Net Zero
10:15 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ động nguồn nguyên phụ liệu - “lối thoát” cho dệt may, da giày xuất khẩu
14:36 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”
14:35 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk và FPT hợp tác nâng tầm quản trị tài chính bằng giải pháp công nghệ
09:12 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nguồn lực phục hồi từ giá trị và vị thế của doanh nghiệp
06:30 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Alena Energy cùng nhiều sản phẩm công nghệ xanh được giới thiệu tại GRECO 2024
20:43 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77%
20:32 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lãnh đạo các ngân hàng lớn kiến nghị giải pháp giảm áp lực dòng vốn trung và dài hạn
20:28 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 77 phát hành ngày 24/9/2024
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform