Quyết liệt triển khai, đẩy nhanh giải ngân các dự án ODA
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến. |
Giải ngân thấp, triển khai các dự án kéo dài
Thứ trưởng cho rằng, tỷ lệ giải ngân vốn vay nước ngoài mới chỉ đạt hơn 7% là quá thấp. Việc giải ngân các nguồn vốn đầu tư có ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, vốn ODA và vốn ưu đãi nước ngoài giải ngân tốt thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước. Do đó, việc giải ngân nguồn vốn này đạt thấp là vấn đề rất quan ngại.
Về nguyên nhân, theo ý kiến phản ảnh của các bộ, ngành cho thấy có những nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Về nguyên nhân khách quan, do ảnh hưởng của đại dịch, các chuyên gia tư vấn không sang Việt Nam thực hiện hợp đồng tư vấn, ảnh hưởng đến tiến trình triển khai các dự án. Vật tư hàng hóa thiết bị NK từ khu vực các nước có bị dịch Covid-19 cũng bị ách tắc.
Kể cả đối với chuyên gia là các nhà tài trợ thì trong xử lý, triển khai dự án cũng bị ảnh hưởng, đơn cử như ý kiến phản hồi về việc không phản đối của các nhà tài trợ rất chậm, có những nhà tài trợ 2 tháng thậm chí 6 tháng mới có ý kiến trở lại, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai của các dự án.
Tuy nhiên, Thứ trưởng khẳng định, có những nguyên nhân chủ quan mà trực tiếp là do các đơn vị chủ dự án trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
“Có dự án đến nay đã được ghi vốn nhưng chưa hoàn thành thủ tục về đầu tư, chưa hoàn thành thủ tục đầu tư thì chưa đủ điều kiện để ký hiệp định vay, chưa đủ điều kiện để triển khai thực hiện dự án. Nhưng cũng có dự án dừng không triển khai nữa nhưng vẫn được phân bổ vốn. Do đó, phải xem xét trong công tác phân bổ kế hoạch vốn cho phù hợp”, Thứ trưởng đề nghị.
Bên cạnh đó, có các dự án chưa hoàn thành được vấn đề về bồi thường giải phóng mặt bằng, chưa có thiết kế kỹ thuật, chưa tổ chức đấu thầu, chưa ký hợp đồng, đây là trách nhiệm của Ban quản lý dự án và cơ quan chủ quản dự án trong chỉ đạo thực hiện.
“Tựu trung lại, việc triển khai các dự án kéo dài, mất rất nhiều thời gian, mà khi kéo dài thời gian thì lại phải điều chỉnh dự án, liên quan đến việc điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong đó có điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, điều chỉnh về cơ cấu vốn, điều chỉnh tỷ giá hối đoái, vốn dự phòng… làm cho quá trình thực hiện dự án kéo dài hơn. Đối với dự án ODA, các nội dung điều chỉnh liên quan đến vấn đề vay nước ngoài nên phải báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt, nên có trở ngại trong quá trình thực hiện”, Thứ trưởng lưu ý.
Về cơ chế chính sách, Thứ trưởng cho biết, theo phản ánh, có vấn đề vướng mắc về trình tự, thủ tục trong Nghị định 56/NĐ-CP về quản lý vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài, có những khó khăn bất cập trong việc triển khai Nghị định 97/NĐ-CP về cơ chế cho vay lại, những khó khăn bất cập trong vấn đề định mức chi tiêu, đặc biệt là định mức về tư vấn do Bộ Xây dựng ban hành.
Ghi nhận ý kiến của các bộ, ngành, Thứ trưởng cho biết, dự thảo sửa đổi Nghị định 97/NĐ-CP đã hai lần lấy ý kiến của Chính phủ và sẽ sớm được Chính phủ ban hành trong thời gian tới.
Cần chỉ đạo triển khai quyết liệt
Về các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn ODA, Thứ trưởng cho rằng, từ nay đến cuối năm, giải pháp quan trọng nhất vẫn là vai trò của các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án phải tích cực, quyết liệt triển khai các dự án.
“Trong đó có việc là hoàn tất thủ tục đầu tư, triển khai giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng, thẩm tra khối lượng hoàn thành, lập hồ sơ để thanh toán theo quy định, hoàn lại các chứng từ hồ sơ đối với khoản tạm ứng để ghi thu ghi chi… Đề nghị các Ban quản lý dự án phải hết sức quan tâm”, Thứ trưởng yêu cầu.
Vấn đề thứ hai, các cơ quan chủ quản dự án phải chỉ đạo các Ban quản lý dự án trong việc triển khai dự án, kể cả việc trình duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt các hồ sơ quyết định đầu tư cũng như thực hiện vai trò quản lý nhà nước khác liên quan đến vấn đề đầu tư và xây dựng, sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi.
Cần có chỉ đạo triển khai rất quyết liệt, kiểm tra, giám sát, có gì khó khăn, vướng mắc liên hệ với các bộ ngành để giải quyết kịp thời. Chủ động trong việc điều chỉnh dự toán trong phạm vi bộ, ngành. Nếu thấy thiếu nguồn lực để giải quyết trong 6 tháng cuối năm thì báo cáo Bộ KHĐT và Bộ Tài chính báo cáo với Thủ tướng Chính phủ phân bổ lại.
Với các Bộ tổng hợp như Bộ KHĐT, Bộ Tài chính, cần phối hợp với nhau trong việc báo cáo cấp có thẩm quyền trong việc điều chỉnh chủ trương đầu tư. Các bộ, các ngành phối hợp với nhau và phối hợp với nhà tài trợ để điều chỉnh Hiệp định vay. Việc điều chỉnh dự toán phân bổ cho các bộ, ngành thì Bộ KHĐT chủ trì, Bộ Tài chính tham gia.
Về tăng cường giải ngân rút vốn, Thứ trưởng cho biết đã chỉ đạo Kho bạc Nhà nước và Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại thực hiện theo đúng chế độ quy định. Các hồ sơ thanh toán trước, kiểm soát sau thực hiện trong một ngày làm việc, còn đối với những hồ sơ kiểm soát chi thì thực hiện theo đúng chế độ quy định tối đa không quá 3 ngày.
“Nếu các bộ, ngành, các cơ quan chủ quản của các chủ dự án thấy khó khăn trong vấn đề về kiểm soát chi và rút vốn thì phản ánh về Bộ Tài chính, chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý. Còn đối với sự chậm trễ của các nhà tài trợ trong ý kiến không phản đối, cần phản ánh với các nhà tài trợ để có giải quyết phù hợp”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Về cơ chế, chính sách đầu tư, Thứu trưởng cho biết, Bộ KHĐT và Bộ Tài chính sẽ phối hợp báo cáo Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định 56/NĐ-CP về quản lý vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài cho phù hợp, chủ yếu là ở nội dung điều chỉnh dự án.
Tin liên quan
Hướng dẫn tiếp nhận, xử lý C/O mẫu D
15:34 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
20:23 | 19/09/2024 Tài chính
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
21:50 | 15/09/2024 Tài chính
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
09:50 | 15/09/2024 Thuế - Kho bạc
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
7 doanh nghiệp được phân giao hạn ngạch nhập khẩu 121.000 tấn đường
Hướng dẫn tiếp nhận, xử lý C/O mẫu D
Bắt 4 đối tượng mua bán người xuyên quốc gia
Hải quan Quảng Ninh kiểm soát chặt hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Hải quan TPHCM: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform